Thuốc đặc trị viêm cân gan chân từ dược thảo thiên nhiên

Thuốc đặc trị viêm cân gan chân từ dược thảo thiên nhiên

Viêm gan bàn chân là một chứng bệnh rất phổ biến, bệnh thường thấy ở tuổi trung niên nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ, những người phải đi bộ nhiều, đứng lâu hoặc có thói quen đi chân đất, đi dép đế quá cứng, mang giày và miếng lót giày không thích hợp, người béo phì, tập thể dục quá mức, các vận động viên,… Một số trường hợp, nguyên nhân là do dị tật vòm gan chân quá cao, co rút cơ cẳng chân,…

Vậy viêm cân gan chân là gì? Nên ăn gì, tập bài tập nào, uống thuốc gì để chữa? Hãy đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Viêm cân gan chân là gì?

Viêm cân gan chân có tên khoa học trong tiếng Anh là Plantar fasciitis, hay còn được gọi là viêm cân gan bàn chân. Viêm cân gan chân là tình trạng cơ gân bàn chân của bạn bị viêm và sưng tấy, dẫn đến đau ở phần gót chân.

Cơ gan bàn chân (Plantar fascia) của chúng ta có dạng dải mô mềm, giống như dây cao su co giãn nằm ngay bên dưới phần xương bàn chân. Cơ gan bàn chân được gắn với phần cuối của bộ phận xương gót chân và kéo dài tới gần các ngón chân. Khi bị viêm cân gan bàn chân, bạn sẽ cảm thấy nhói đau ở gót chân khi di chuyển, đặc biệt là vào buổi sáng khi bạn mới thức dậy và bắt đầu đặt chân xuống giường để đứng dậy.

Viêm cân gan chân là gì?

Nguyên nhân của viêm cân gan chân

  • Viêm cân gan chân có thể là một trong những biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.
  • Do bạn hoạt động thể thao quá mức gây ảnh hưởng tới bàn chân như chạy bộ, nhảy xa, nhảy dây, đạp xe…
  • Do trọng lượng cơ thể bị quá tải ở những người bị thừa cân, béo phì hoặc phụ nữ đang mang thai.
  • Do bạn mang giày không đúng cỡ, đi giày quá chật khiến bàn chân bị o ép.
  • Do bạn có cấu trúc bàn chân bẹt hoặc vòm bàn chân cao bẩm sinh.
Nguyên nhân của viêm cân gan chân

Những người có nguy cơ mắc viêm cân gan chân

  • Nam giới dễ mắc viêm cân gan bàn chân hơn so với nữ giới, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi trung niên từ 40 tuổi đến dưới 60 tuổi.
  • Những người bị béo phì, thừa cân thường có trọng lượng cơ thể lớn khiến bàn chân phải chịu áp lực lớn. Phụ nữ mang thai cũng có thể mắc viêm cân gan chân.
  • Các vận động viên chuyên nghiệp như vận động viên chạy bộ, vận động viên nhảy xà, diễn viên múa ballet, vận động viên aerobic, vận động viên thể dục dụng cụ… hoặc những người lao động vất vả, công nhân đứng ở nhà máy, giáo viên phải đứng lâu… là những người có nhiều nguy cơ mắc viêm cân gan chân.
  • Những người thường xuyên phải mang giày, dép có đế cứng, giày cao gót trong thời gian dài.
  • Những người có bàn chân bị những dị tật bẩm sinh.

Triệu chứng viêm cân gan bàn chân

Triệu chứng của viêm cân gan bàn chân khá điển hình và dễ nhận biết.

  • Hầu hết các triệu chứng được bệnh nhân miêu tả là khi bước đi có cảm giác như có lưỡi dao hoặc vật bén nhọn ghim dưới lòng bàn chân.
  • Cảm giác đau, căng nhức ở lòng bàn chân, thậm chí không bước đi được mỗi buổi sáng thức dậy
  • Triệu chứng đau tiến triển từ hơi đau đến rất đau. Hơi đau vùng gót chân và khi đến gan bàn chân cảm giác đau nhức như có gai đâm vào.
  • Đau nhức nhiều hơn khi di chuyển, đứng quá lâu

Bệnh viêm cân gan bàn chân được chẩn đoán khá đơn giản. Bác sĩ có thể nhận biết qua việc quan sát cách đi đứng của người bệnh và sờ nắn để xác định vùng bị đau. Bên cạnh đó, để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, các bác sĩ thường sử dụng thêm phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Phương pháp siêu âm giúp chẩn đoán tình trạng viêm cân gan bàn chân, chụp X-quang để kiểm tra có hay không gai hình thành ở vùng mô mềm – nguyên nhân gây đau nhức gót chân.

Thuốc đặc trị viêm cân gan chân

Heelgarde #4 – Dược Thảo Toàn Chân chai số 4 – Thuốc trị đau gót chân và bàn chân, nuôi dưỡng bàn chân để đem lại sư êm dịu thoải mái cho chúng ta. Nên quan tâm ngay trước khi bệnh trở thành mãn tính. Thuốc giảm đau không phải là phương pháp điều trị tối ưu vì nó chỉ cho hiệu quả tạm thời và có phản ứng phụ hại cho bao tử. Giải phẩu thì tốn kém chưa hẳn đem lại kết quả như ý muốn. Chai số 4 đã được bào chế đặc biệt cho sức khỏe bàn chân qua nhiều năm nghiên cứu.

1. Thành phần chính

Peony (Bạch Thược), Licorice (Cam Thảo), Notoginseng (Tam Thất), Scutellaria Baicalensis (Hoàng Cầm)

2. Công dụng

  • Đặc trị đau thốn gót chân
  • Đặc trị xương gai gót chân
  • Đặc trị đau nhức mắt cá
  • Đặc trị đau nhức ngón chân
  • Đặc trị đau nhức lòng bàn chân
  • Đặc trị viêm khớp ngón chân

3. Cách dùng

  • Dùng 3 viên mỗi lần, 3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ. Hoặc dùng theo chỉ định của Bác sĩ
  • Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi dùng

4. Quy cách đóng gói

Viên nang, 100 viên/1 chai

Sản Phẩm do Đông y sĩ Nguyễn Thanh Toàn với nhiều năm kinh nghiệm đảm trách. Sản xuất tại USA, trong phân xưởng được kiểm soát bởi Cục Quản Lý Dược Phẩm Hoa Kỳ (U.S. Drug Enforcement Administration).

Bài tập hỗ trợ chữa viêm cân gan chân

Bài tập 1: Kéo giãn bắp chân

Đứng vịn hai tay vào tường. Duỗi thẳng đầu gối của chân bị ảnh hưởng và bước chân kia lên phía trước khuỵu đầu gối. Giữ hai chân vững trên mặt sàn sao cho có được cảm giác cơ từ gót chân và bắp chân của chân bị ảnh hưởng được kéo giãn. Giữ trong 10 giây. Lặp lại 2-3 lần.

Bài tập 2: Cán giãn cơ lòng bàn chân

Đặt một vật tròn, chẳng hạn như quả bóng chơi gold hoặc bóng tennis dưới bàn chân và lăn qua lại để cán giãn cơ. Có thể sử dụng con lăn chuyên dụng mua tại cửa hàng dụng cụ thể thao. Sử dụng các bước sau để cán giãn cơ lòng bàn chân: Ngồi trên ghế cao, lăn vật tròn dưới gan bàn chân trong khoảng 2 phút.

Bài tập 3: Kéo giãn cơ lòng bàn chân

Ngồi trên ghế, gác chân bị đau qua chân kia. Giữ bàn chân trong tay, kéo các ngón chân về phía ống chân để tạo lực căng ở gan bàn chân. Đặt bàn tay khác ở gan bàn chân để cảm nhận sự căng thẳng trong cơ. Giữ trong 10 giây, lặp lại 2-3 lần.

Bài tập 4:  Uốn chân

Co duỗi bàn chân làm tăng lưu lượng máu đến khu vực và làm giảm căng thẳng ở bắp chân, có thể giúp giảm đau. Bài tập này sử dụng dây thun co giãn, có thể mua từ các cửa hàng thể thao hoặc trên mạng. Thực hiện như sau: Ngồi trên sàn với hai chân duỗi thẳng. Vòng dây chun qua bàn chân, giữ hai đầu dây trong tay. Nhẹ nhàng kéo các ngón chân về phía người mình, kéo hết mức rồi từ từ trở về vị trí bắt đầu. Lặp lại 10 lần.

Bài tập 5: Nhặt khăn

Dùng ngón chân cuộn khăn tắm có thể kéo giãn cơ gan bàn chân và bắp chân. Nên thực hiện những động tác này trước khi đi bộ hoặc thực hiện bất kỳ công việc nào khác vào buổi sáng. Các bước thực hiện như sau: Ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên sàn bằng phẳng với một chiếc khăn nhỏ (khăn bông, khăn tắm). Dùng ngón chân cuộn khăn về phía mình. Thư giãn chân và lặp lại 5 lần.

Bài tập 6: Gắp bi

Nhặt một hòn bi bằng ngón chân sẽ tác động kéo căng cơ chân. Các bước tập như sau: Ngồi trên ghế gấp đầu gối và bàn chân đặt trên sàn. Đặt khoảng 20 viên bi và một cái bát dưới chân. Dùng ngón chân nhặt một viên bi và đặt vào bát. Lặp lại 20 lần.

Viêm cân gan chân nên ăn gì

Về mặt rau, rau bina, cà rốt và bông cải xanh là một số loại tốt nhất mà bạn có thể tiêu thụ để giảm viêm. Đối với trái cây, dâu tây, việt quất và cà chua là hiệu quả và sẵn có nhất.

Để đảm bảo rằng bạn được cung cấp đủ protein, cá, thịt gia cầm và sữa là một số lựa chọn tốt nhất. Sữa ít chất béo hoặc không có chất béo thậm chí còn tốt hơn, trong khi sữa đậu nành chiếm ưu thế cao nhất. Các sản phẩm đậu nành khác, chẳng hạn như đậu phụ, cũng hữu ích, cũng như một số loại hạt, chẳng hạn như hạnh nhân, hạt Brazil và quả óc chó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *