30 món ăn dành cho người bị gan nhiễm mỡ

30 món ăn dành cho người bị gan nhiễm mỡ

Hiện nay, người bị bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng tăng. Nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát có thể dẫn tới xơ gan và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan. Đây là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, và thật nguy hiểm khi bệnh gan nhiễm mỡ diễn biến thành xơ gan, ung thư gan. Nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý. Để đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ, hãy tham khảo thực đơn cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ trong bài viết dưới đây!

30 món ăn dành cho người bị gan nhiễm mỡ

1. Trạch tả hấp bí ngòi, cà rốt

Nguyên liệu: Trạch tả 15g, bí ngòi 200g, cà rốt 100g, rượu mùi 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 3g, bột ngọt 2g, dầu mè 25g.

Tác dụng: Lợi thủy, thấm thấp, giảm béo.

Chủ trị các chứng: Viêm bao tử mãn tính, viêm thận, tiểu tiện khó, say nắng sốt cao, hôn mê.

Chế biến: Nghiền trạch tả thành bột mịn; bí và cà rốt rửa sạch, cắt miếng vuông mỗi chiều 3cm, gừng cắt lát, hành cắt khúc.
Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, trộn đều, ướp 30 phút rồi nhặt bỏ gừng, hành, bắc nồi hấp lên bếp hấp 30 phút.

Cách sử dụng: Ngày một lần, ăn kèm bữa cơm.

Trạch tả hay còn gọi thủy đề, mã đề nước là loài thực vật có hoa, bản địa của hầu khắp bán cầu Bắc, gồm châu Âu, Bắc Á, Bắc Mỹ. Loài này sống ở vùng bùn lầy hoặc vùng nước ngọt.

2. Trạch tả hấp gà ác

Nguyên liệu: Trạch tả 15g, gà ác 500g, rượu mùi 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 3g, bột ngọt 2g, mỡ gà 30g.
Tác dụng: Lợi thủy thấm thấp, dưỡng ẩm thoái nhiệt.

Chủ trị các chứng: Cơ thể suy nhược, gan nhiễm mỡ, mệt mỏi, gầy yếu, tiêu khát, tì hư, cấm khẩu, băng huyết, khí hư.

Chế biến: Nghiền trạch tả thành bột mịn, gà ác làm thịt, gừng cắt lát, hành cắt khúc. Rắc ướp bột trạch tả, rượu, gừng, hành, muối, bột ngọt, mỡ gà lên gà ác, ướp 30 phút rồi gắp bỏ hành, gừng vào lồng hấp 35 phút.

Cách sử dụng: Ngày một lần, ăn kèm bữa cơm.

3. Thịt thỏ hầm đan sâm

Nguyên liệu: Đan sâm 20g, thịt thỏ 500g, đan sâm 30g, bách hợp 30g, thiên đồng( tóc tiên leo) 30g, mạch môn đông 30g, hạt cẩu kỷ 30g, táo đỏ 8 quả, gà 1 con, gừng 10g, hành 10g, muối 5g, bột ngọt 6g.

Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, dưỡng huyết an thần.
Chủ trị các chứng: Gan nhiễm mỡ, kinh nguyệt không đều, bế kinh, gan lách sưng to.

Chế biến: 

  • Rửa sạch các vị thuốc trên, gà làm thịt rửa sạch, chặt miếng, thịt thỏ rửa sạch, cắt miếng lớn, gừng đập dập, hành cắt khúc.
  • Cho thịt thỏ, thịt gà, các dược liệu, gừng, hành, rượu vào nồi cùng 2500ml nước đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm 35 phút, nêm muối, bột ngọt.

Cách dùng: Ngày một lần, ăn kèm cơm.

4. Thịt thỏ hầm đan sâm

Nguyên liệu: Đan sâm 20g, thịt thỏ 500g, đan sâm 30g, bách hợp 30g, thiên đồng( tóc tiên leo) 30g, mạch môn đông 30g, hạt cẩu kỷ 30g, táo đỏ 8 quả, gà 1 con, gừng 10g, hành 10g, muối 5g, bột ngọt 6g.

Tác dụng: Hoạt huyết hóa ứ, dưỡng huyết an thần.
Chủ trị các chứng: Gan nhiễm mỡ, kinh nguyệt không đều, bế kinh, gan lách sưng to.

Chế biến:

  • Rửa sạch các vị thuốc trên, gà làm thịt rửa sạch, chặt miếng, thịt thỏ rửa sạch, cắt miếng lớn, gừng đập dập, hành cắt khúc.
  • Cho thịt thỏ, thịt gà, các dược liệu, gừng, hành, rượu vào nồi cùng 2500ml nước đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm 35 phút, nêm muối, bột ngọt.

Cách dùng: Ngày một lần, ăn kèm cơm.

5. Gà hầm nấm hương

Nguyên liệu: Thịt gà miếng vừa ăn 1kg, nấm hương 250g, mì chính 6g, muối 2g, xì dầu 10ml, rượu 6ml.

Cách làm:

  • Nấm bỏ cuống, thái miếng to.
  • Cho nấm, gà vào nồi rồi đổ nước ngập gà, cho lửa to đun sôi, vớt bỏ váng bên trên, dùng lửa nhỏ tiếp tục đun khoảng 2 giờ đến khi thịt mềm, thêm mì chính, muối, rượu, xì dầu, nếm vừa miệng có thể dùng được.

6. Gan lợn xào rau cải

Nguyên liệu: Gan lợn 50g, rau cải xanh 100g, trứng gà 1 quá, hành 5g, gừng 5g, xì dầu 5ml, rượu mùi 6ml, muối 2g, bột ngọt 2g, tinh bột 5g, đường 4g, dầu ăn 25ml.

Cách làm:

  • Gan lợn rửa sạch, thái miếng cho vào đĩa ướp rượu mùi, xì dầu, tinh bột, trứng gà, hành, gừng.
  • Cải xanh bỏ gốc, rửa sạch cắt đoạn 3cm.
  • Cho dầu ăn vào cháo đun nóng rồi phi thơm hành gừng, sau đó cho gan vào xào qua, tiếp tục cho rau vào xào, thêm rượu mùi, xì dầu, muối, bột ngọt, đường vào đảo đều là được.

7. Thịt bò hầm khoai tây

Nguyên liệu:Thịt bò 100g, khoai tây 50g, rượu mùi 5ml, muối 2g, bột ngọt 2g, đường trắng, hành tỏi 5g, gừng 5g, dầu ăn 25ml.

Cách làm:

  • Thịt bò rửa sạch để khô, thái miếng 3cm.
  • Khoai tây rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng to.
  • Cho dầu ăn vào nồi đun nóng lên, rồi đổ thịt bò vào xào qua, thêm gừng, tỏi, rượu mùi, xì dầu, đảo đều, thêm lượng nước thích hợp, dùng lửa nhỏ đun 2 tiếng, đợi khi thịt chín thêm đường trắng và khoai tây vào, tiếp lục đun tới khi khoai nhừ.

8. Cà chua xào trứng gà

Nguyên liệu: Cà chua 250g, trứng gà 2 quả, muối 2g, đường trắng 3g, bột ngọt 2g, dầu ăn 25ml.

Cách làm:

  • Cà chua rửa sạch, bỏ cuống, thái miếng.
  • Trứng gà đập vào bát đánh đều. Cho dầu ăn vào nồi đun to lửa cho dầu nóng lên, cho trứng vào, khi trứng chín múc ra. Lại cho cà chua vào xào trong 2 phút, sau đó cho trứng vào nồi nêm muối, đường và bột ngọt xào thêm một chút là được.

9. Cá mực luộc

Nguyên liệu: Cá mực 400g, tỏi 100g.

Cách làm:

Cho tỏi và cá mực vào nồi, thêm lượng nước thích hợp, dùng lửa to đun sôi đến khi mềm là được. Món này không thích hợp thêm gia vị, là món ăn nhạt.

10. Cháo trứng cút

Nguyên liệu:Trứng cút 4 quả, gạo tẻ 100g, đường 20g

Cách làm:

  • Trứng cút cho vào bát đánh đều.
  • Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi cùng lượng nước thích hợp.
  • Dùng lửa to đun sôi, sau đó cho lửa nhỏ đun nhừ cháo, cho trứng vào, thêm đường khuấy đều đun 5 – 10 phút là được.

11. Canh xương mướp dắng

Nguyên liệu: Mướp đắng 150g, xương lợn 400g, bột ngọt, muối, dầu thơm.

Cách làm:

  • Mướp đắng rửa sạch để ráo nước, rồi sau đó cắt thành miếng.
  • Xương lợn rửa sạch, chặt miếng nhỏ.
  • Cho xương cùng lượng nước thích hợp vào nồi đun sôi vớt bỏ váng bên trên, rồi cho mướp đắng vào đun nhỏ lửa, thêm muối, bột ngọt, dầu thơm bắc ra ăn.

12. Cải dưa đậu phụ

Nguyên liệu: Cải dưa 200g, đậu phụ 100g, hành 5g, gừng 5g, rượu mùi 5ml, muối 2g, bột ngọt 2g, dầu ăn 25ml.

Cách làm:

  • Cải dưa rửa sạch, thái miếng 2cm.
  • Đậu phụ cắt miếng nhỏ.
  • Cho nước vào nồi đun sôi, cho đậu phụ vào.
  • Cho dầu vào nồi đun nóng rồi phi thơm hành gừng, cho rau cải vào xào qua rồi thêm rượu mùi, bột ngọt, muối vào đảo đều, cho đậu vào là được.

13. Rau cần hạt sen nấu táo đỏ

Nguyên liệu: Lá rau cần 100g, hạt sen 50g, táo đỏ 40 quả.

Cách làm:

  • Lấy lá rau cần rửa sạch, thái đoạn nhỏ.
  • Hạt sen bỏ tâm, rửa sạch.
  • Táo đỏ bỏ hạt, rửa sạch.
  • Lấy nồi cho rau cần, hạt sen và táo đỏ vào cùng lượng nước thích hợp.
  • Bắc nồi lên bếp, dùng lửa to đun sôi, chuyển lửa nhỏ đun 20 – 30 phút là được.

14. Gà ác hấp đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo 10g, gà ác 1 con, rượu mùi 10g, muối 5g, gừng 5g, hành 10g, bột ngọt 2g, mỡ gà 35g.

Tác dụng: Bổ hư tổn, ích tinh khí.

Chủ trị các chứng: Gan nhiễm mỡ, phế nhiệt, ho, khô phổi, ho khan, suyễn, ho ra máu, đổ mồ hôi, ra mồ hôi trộn.

Chế biến: Cho đông trùng hạ thảo vào ngâm rượu, rửa sạch đất cát, gà làm thịt, gừng xắt lát, hành cắt khúc.
Cho muối, bột ngọt, gừng, hành lên gà, thoa đều, ướp 30 phút rồi nhặt bỏ gừng, hành, bỏ gà vào nồi, rắc đông trùng hạ thảo lên, bắc nồi hấp lên bếp, hấp 30 phút.

Cách dùng: Ngày một lần, ăn kèm bữa cơm, mỗi lần ăn 50g thịt gà.

15. Bào ngư hấp đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo 10g, bào như 250g, rượu mùi 10g, muối 5g, gừng 5g, hành 10g, bột ngọt 2g, mỡ gà 35g.

Tác dụng: Bổ hư tổn, ích tinh khí.

Chủ trị các chứng: Gan nhiễm mỡ, ho có đờm, hen suyễn, ho lao, trị đổ mồ hôi, ra mồ hôi trộm, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, bệnh lâu cơ thể suy nhược.

Chế biến:

  • Cho đông trùng hạ thảo vào ngâm rượu, rửa sạch đất cát, bào ngư rửa sạch, xắt lát, gừng xắt lát, hành cắt khúc.
  • Cho bào như vào nồi rồi cho rượu, gừng,hành, muối, bột ngọt vào trộn đều, ướp 30 phút, sau đó nhặt bỏ gừng, hành, rắc đông trùng hạ thảo lên, cho vào nồi, bắc lên bếp hấp 7 phút.

Cách dùng: Ngày một lần, ăn kèm cơm hoặc ăn bữa riêng.

16. Chim cút hấp đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo 10g, chim cút 2 con, rượu mùi 10g, muối 5g, gừng 5g, hành 10g, bột ngọt 2g, mỡ gà 35g.

Tác dụng: Bổ hư tổn, ích tinh khí.

Chủ trị các chứng: Gan nhiễm mỡ, ho có đờm, trị đổ mồ hôi, ra mồ hôi trộm, liệt dương, di tinh.

Chế biến: Cho đông trùng hạ thảo vào ngâm rượu, rửa sạch đất cát, chim cút làm thịt, gừng xắt lát, hành cắt khúc. Cho muối, bột ngọt, gừng, hành lên mình chim cút, thoa đều, ướp 30 phút rồi nhặt bỏ gừng, hành, bỏ chim vào đĩa hấp, rắc đông trùng hạ thảo lên tren, bắc nồi hấp lên bếp, hấp 35 phút.

Cách dùng: Ngày một lần, ăn kèm cơm.

17. Vịt trắng hấp đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo 10g, vịt trắng 1 con, rượu mùi 10g, muối 5g, gừng 5g, hành 10g, bột ngọt 3g, tiêu bột 3g.

Tác dụng: Bổ hư tổn ích tinh khí, cầm ho, tan đờm.

Chủ trị các chứng: Gan nhiễm mỡ, phế nhiệt, ho, khô phổi, ho khan, suyễn, ho ra máu, đổ mồ hôi, ra mồ hôi trộn.

Chế biến: Cho đông trùng hạ thảo vào ngâm rượu, rửa sạch đất cát, vịt làm thịt, gừng xắt lát, hành cắt khúc.
Cho muối, bột ngọt, gừng, hành lên mình vịt, thoa đều, ướp 30 phút rồi nhặt bỏ gừng, hành, bỏ vịt vào đĩa hấp, rắc đông trùng hạ thảo lên vịt, bắc nồi hấp lên bếp, hấp 35 phút.

Cách dùng: Ngày một lần, ăn kèm cơm.

18. Tảo bẹ nấu trạch tả mộc nhĩ

Nguyên liệu: Trạch tả 15g, mộc nhĩ 15g, tảo bẹ 250g, gừng 5g, hành 10g, muối 2g, bột ngọt 2g, dầu thảo mộc 35g.

Tác dụng: Lợi thủy thấm thấp.

Chủ trị các chứng: Tràng nhạc, gan nhiễm mỡ, phù thũng, sa đì, ung nhọt, tiểu tiện khó.

Chế biến:

  • Nghiền trạch tả thành bột mịn, tảo bẹ, rửa sạch, xắt sợi, mộc nhĩ ngâm nở, ngắt cuống, xé thành từng cánh; hành cắt khúc; gừng cắt lát.
  • Bỏ bột trạch tả, mộc nhĩ, tảo bẹ, gừng, hành vào nồi cùng 800ml nước đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, nấu 35 phút, nêm muối, bột ngọt, mỡ gà.

Cách sử dụng: Ngày một lần, ăn kèm bữa cơm.

19. Trạch tả nấu củ cải

Nguyên liệu: Trạch tả 15g, củ cải 30g, rượu mùi 10g,gừng 5g, hành 15g, muối 2g, bột ngọt 3g, mỡ gà 35g.

Tác dụng: Lợi thủy thấm thấp, kiện tì, tiêu thực, khử mỡ, giảm béo.

Chủ trị các chứng: Ho, gan nhiễm mỡ, ăn không tiêu, đầy bụng. phế nhiệt, thổ huyết, tiểu tiện khó.

Chế biến: Nghiền trạch tả thành bột mịn, củ cải gọt, rửa sạch, cắt lát mỏng vuông mỗi chiều 4cm, gừng cắt lát, hành cắt khúc.
Cho trạch, củ cải, rượu, gừng, hành vào nồi cùng với 800ml nước, đun sôi vặn nhỏ lửa, nấu 30 phút, nêm muối, bột ngọt và cho mỡ gà vào.

Cách sử dụng: Ngày một lần, ăn kèm bữa cơm.

20. Canh trạch tả- nấm hương- mộc nhĩ

Nguyên liệu: Trạch tả 15g, nấm hương 150g, mộc nhĩ 50g, rượu mùi 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 2g, bột ngọt 3g, mỡ gà 20g.

Tác dụng: Lợi thủy thấm thấp, khai vị cầm máu, khử mỡ, giảm béo.

Chủ trị các chứng: Ung thư, gan nhiễm mỡ, bệnh sỏi, ruột chảy máu, trĩ.

Chế biến:

  • Nghiền trạch tả thành bột, nấm rửa sạch, cắt lát mỏng, mộc nhĩ ngâm nở, ngắt bỏ cuống, xé thành từng cánh, gừng cắt lát, hành cắt khúc.
  • Cho trạch tả, nấm, mộc nhĩ, rượu, gừng, hành vào nồi cùng với 800,l nước, đun sôi vặn nhỏ lửa, nấu 30 phút, nêm muối, bột ngọt, mỡ gà vào.

Cách sử dụng: Ngày 1 lần, ăn kèm với cơm.

21. Trạch tả hấp cà

Nguyên liệu: Trạch tả 15g, cà tím 300g, rượu mùi 10g, gừng 5g, hành 10g, tỏi 10g, muối 2g, bột ngọt 2g, dầu mè 20g, giấm 10g.

Tác dụng: Lợi thủy thấm thấp, thanh nhiệt, hòa huyết,khử mỡ, giảm béo.

Chủ trị các chứng: Gan nhiễm mỡ, béo phì, ruột chảy máu, ung nhọt độc, da lở loét.

Chế biến:

  • Nghiền trạch tả thành bột, cà tím rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, hành cắt khúc.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, trộn đều, ướp 30 phút rồi nhặt bỏ gừng, hành, bắc nồi hấp lên bếp hấp 30 phút.

22. Canh trạch tả mướp

Nguyên liệu: Trạch tả 15g, mướp 300g, trứng gà 1 quả, rượu mùi 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 2g, bột ngọt 3g. mỡ gà 20g.

Tác dụng: Lợi thủy thấm thấp, thanh tâm, tan đờm, khử mỡ, giảm béo.

Chủ trị các chứng: Ho nhiều đờm, gan nhiễm mỡ, nóng khát, béo phì.

Chế biến:

  • Nghiền trạch tả thành bột mịn, mướp gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt lát vuông mỗi chiều 3cm, đập trứng gà vào bát, đánh tan, gừng cắt lát, hành cắt khúc.
  • Bắc chảo lên bếp, đun nóng, đổ dầu thảo mộc vào để nóng già, cho gừng và hành vào phi thơ, đổ vào 800ml nước đun sôi, cho trạch tả, mướp, rượu, muối, bột ngọt vào nấu chín, cho trứng gà vào trộn đều, nấu chín.

Cách sử dụng: Ngày một lần, ăn kèm cơm.

23. Trạch tả trộn rau diếp

Nguyên liệu: Trạch tả 15g, rau diếp 300g, gừng 5g, hành 10g, giấm 10g, xì dầu 10g, muối 2g, bột ngọt 2g, dầu mè 20g.

Tác dụng: Lợi thủy thấm thấp, tốt ngũ tạng, thông kinh mạch, khử mỡ, giảm béo.

Chủ trị các chứng: Khó tiểu tiện, gan nhiễm mỡ, tiểu tiện ra máu, tắc sữa.

Chế biến:

  • Nghiền trạch tả thành bột mịn, rau diếp tước bỏ vỏ, cắt sợi dài 4cm, gừng cắt lát, hành cắt khúc.
  • Cho rau diếp vào bát rồi cho bột trạch tả, muối, rượu, giấm, bột ngọt, dầu mè vào trộn đều.

Cách sử dụng: Ngày một lần, ăn kèm bữa cơm.

24. Cháo lá sen

Nguyên liệu: Lá sen 30g, gạo tẻ 150g

Tác dụng: Lợi thấp thanh nhiệt

Chủ trị các chứng: Gan nhiễm mỡ, thấp nhiệt, tiêu chảy, hoa mắt, phù thũng, thổ huyết, băng huyết, đại tiện ra máu, xây xẩm sau sinh.

Chế biến: Rửa sạch lá sen, xắt sợi, sắc lấy 50ml nước. Gạo đãi sạch cho vào nồi, đổ nước lá sen vào, cho thêm 90ml nước sạch, bắc nồi lên bếp đun sôi vặn nhỏ lửa hầm 35 phút.

Cách sử dụng: Ngày một lần, ăn thay bữa sáng.

25. Sữa đậu nành lá sen

Nguyên liệu: Lá sen 30g, sữa đậu nành 250ml

Tác dụng: Lợi thấp thanh nhiệt, cầm máu.

Chủ trị các chứng: Say nắng, gan nhiễm mỡ, tiêu chảy, hoa mắt, đại tiện ra máu.

Chế biến: Lá sen rửa sạch, xắt sợi, sắc lấy 50ml nước. Sữa đậu nành đun sôi, đổ nước sắc lá sen vào đun sôi lần nữa.

Cách sử dụng: Ngày một lần, mỗi lần uống 1 ly.

26. Gà ác hấp lá sen

Nguyên liệu: Lá sen 30g, gá ác 1 con, rượu mùi 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 3g. bột ngọt 3g, mỡ gà 30g.

Tác dụng: Thanh nhiệt, dưỡng âm, thoái nhiệt.

Chủ trị các chứng: Âm hư, cơ thể suy nhược, gan nhiễm mỡ, tiêu chảy, chóng mặt, phù thũng, thổ huyết.

Chế biến: Lá sen rửa sạch, xắt sợi, sắc lấy 50ml nước. Gà ác làm thịt, bỏ vào đĩa hấp rồi cho nước sắc lá sen, rượu, muối, bột ngọt, gừng, hành vào cùng hấp trong 30 phút.

Cách sử dụng: Ba ngày một lần, ăn kèm cơm.

27. Cháo rong mơ biển

Nguyên liệu: Rong mơ biển 30g, gạp tẻ 100g.

Tác dụng: Hóa cứng, tiêu đờm, lợi thủy, hạ huyết áp.

Chủ trị: Huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao, ho nhiều đờm, đường ruột không ổn, tả lị mùa hè, khó tiểu tiện, tiêu khát.

Chế biến: Rong mơ rửa sạch. Gạo vo đãi sạch, cho vào nồi, cho tảo biển vào, đổ 800ml nước bắc lên nồi đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm 30 phút.

Cách sử dụng: Ngày một lần, ăn thay bữa sáng.

28. Dưa chuột nấu rong mơ biển

Nguyên liệu: Rong mơ biển 30g, dưa chuột 300g, rượu mùi 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 2g, bột ngọt 3g, mỡ gà 20g.

Tác dụng: Hóa cứng, tiêu đờm, lợi thủy, hạ huyết áp.

Chủ trị các chứng: Gan nhiễm mỡ, khó tiểu tiện, phù thũng chân tay, huyết áp cao, hoàng đản, mỡ máu cao, đường máu cao, béo phì.

Chế biến: Rong mơ, dưa chuột rửa sạch, cắt miếng vuông mỗi chiều 3cm, gừng xắt lát, hành cắt khúc. Cho rong mơ, dưa chuột vào nồi rồi cho muối, bột ngọt, gừng, hành, mỡ gà, rượu và 1200,l nước vào nồi, đun sôi vặn nhỏ lửa nấu 25 phút.

Cách sử dụng: Ngày một lần, ăn kèm cơm.

29. Rong mơ biển nấu bí xanh

Nguyên liệu: Rong biển 30g, bí xanh 330g, rượu mùi 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 3g, bột ngọt 3g, mỡ gà 20g.

Tác dụng: Hóa cứng, tiêu đờm, lợi thủy, huyết áp, thanh nhiệt giải độc.

Chủ trị các chứng: Béo phì, gan nhiễm mỡ, viêm bao tử mãn tính, viêm thận, tiểu tiện khó, say nắng, sốt cao, hôn mê.

Chế biến: Rong mơ rửa sạch, bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng dài 4cm, rộng 20cm, gừng cắt lát, hành cắt khúc. Cho rong mơ, bí xanh, gừng, hành, rượu vào nồi với 1200ml nước bắc lên bếp đun to lửa đến sôi rồi vặn nhỏ ninh 30 phút, nêm muối, bột ngọt, mỡ gà.

Cách sử dụng: Ngày một lần, ăn kèm cơm.

30. Canh cát cánh yến sào

Nguyên liệu: Cát cánh 20g, yến sào 10g.

Tác dụng: Từ âm nhuận táo, ấm phổi khử đờm.

Chủ trị các chứng: Gan nhiễm mỡ, lao lực, hư tổn, ho suyễn, ho ra máu, nôn ra máu.

Chế biến: Yến sào ngâm nước nóng cho nở, lấy nhíp nhổ hết lông, cát cánh ngâm mềm cắt lát mỏng. Cho yến sào, cát cánh vào nồi với 250 ml nước, bắc nồi lên bếp đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm 35 phút.

Cách sử dụng: Mỗi ngày một lần, ăn riêng vào bữa sáng.

Lưu ý quan trọng để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ

1. Thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate

Carb chính là đường, tinh bột và chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm từ sữa. Khi các chức năng của gan gặp vấn đề, lượng carbonhydrate dư thừa sẽ không được chuyển hóa hết, tạo thành chất béo gây tích tụ mỡ trong gan.

Do vậy, khi gặp tình trạng gan nhiễm mỡ, bạn cần hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như: khoai tây, ngũ cốc thô, lúa mì, …

Rau xanh và trái cây là những thực phẩm chữa bệnh gan tốt. Chúng giúp làm sạch và phục hồi bộ lọc gan, giúp loại bỏ nhiều chất béo và độc tố khỏi máu. Trái cây tốt cho sức khỏe của hầu hết mọi người, nhưng nếu bạn có lượng đường trong máu hoặc kháng insulin cao, tốt nhất nên hạn chế trái cây chỉ còn 2 phần mỗi ngày. Hãy bổ sung rau xanh nhiều hơn để thay thế tinh bột bạn thường tiêu thụ.

Lưu ý quan trọng để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ

2. Đảm bảo đủ protein trong mỗi bữa ăn

Cung cấp protein đầy đủ cho gan sẽ giúp gan có nguyên liệu làm việc hiệu quả, giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định, giúp giảm cân, giảm cảm giác đói và thèm ăn.

Nên bổ sung từ 1,2-1,5g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, việc này sẽ giúp làm lành các tổn thương gan, tái tạo tế bào gan. Ví dụ: Một người nặng 65 kg cần tiêu thụ khoảng 80 – 100g protein mỗi ngày.

3. Ăn đúng chất béo

Ăn đúng chất béo

Kiêng ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều dẫu mỡ, nhất là mỡ động vật, được tái sử dụng nhiều lần. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa sẽ khiến suy giảm chức năng gan, gan phải hoạt động nhiều hơn, các chất béo tích tụ cũng khiến cho gan bị tổn thương, lâu dần gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm có nhiều chất béo chuyển hóa cũng dễ gây thừa cân, béo phì, tiểu đường và các bệnh tim mạch.

Trong khi đó, các loại chất béo tốt cho gan như Omega 3 có trong các loại cá béo là thực phẩm bạn cần nên bổ sung đầy đủ.

4. Không ăn quá no

Điều này làm quá tải đường tiêu hóa của bạn và gây căng thẳng rất lớn cho gan. Ăn quá nhiều thúc đẩy chứng ợ nóng, trào ngược và đầy hơi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *