Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ

Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ

Bên cạnh các phương pháp giúp bệnh nhân giải quyết bệnh trĩ, thì một chế độ ăn uống đúng chuẩn và lành mạnh cũng góp phần không nhỏ vào việc khắc phục tình trạng này. Vậy thực đơn hằng ngày của người mắc bệnh trĩ cần lưu ý những gì? Hãy cũng tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

15 loại thực phẩm hữu ích cho người bệnh trĩ

1. Các loại đậu

1. Các loại đậu

Một nguyên tắc quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh trĩ là bạn phải nạp đủ chất xơ cho cơ thể. Về cơ bản, khi tiêu thụ thực phẩm, bạn sẽ nhận được hai loại chất xơ: chất xơ hoà tan và chất xơ không hoà tan. Chất xơ hoà tan tạo thành gel trong đường tiêu hóa và có thể được tiêu hóa bởi các loại vi khuẩn thân thiện với đường ruột, còn chất xơ không hoà tan giúp tăng cường việc thải phân.

Những thực phẩm họ đậu (đậu lăng, đậu gà, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành, đậu phộng) cung cấp cả hai loại chất xơ này nhưng đặc biệt giàu chất xơ hoà tan. Chẳng hạn, 198 gram đậu lăng nấu chín chứa gần 16 gram chất xơ – khoảng một nửa lượng chất xơ được khuyến nghị mỗi ngày. Tùy theo độ tuổi và giới tính mà bạn có thể cân nhắc lượng chất xơ cần thiết hàng ngày, nhưng với những người trưởng thành thì 21 – 38 gram chất xơ/ngày là đủ.

2. Ngũ cốc nguyên hạt

 Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn dinh dưỡng “siêu to khổng lồ” nhờ giữ lại được toàn bộ phần mầm, cám và nội nhũ. Chúng chứa thành phần chất xơ dồi dào, đặc biệt là loại không hoà tan, có tác dụng làm thông suốt đường tiêu hóa cũng như làm giảm những cơn đau nhức, khó chịu do trĩ gây nên.

Ngũ cốc nguyên hạt được xem là nguồn thực phẩm vượt trội hơn cả bột mì nguyên cám hay bánh mì. Nhóm ngũ cốc nguyên hạt bao gồm lúa mạch, ngô, lúa mì spenta, gạo nâu, diêm mạch, lúa mạch đen và yến mạch. Trong đó, bột yến mạch là sự lựa chọn vô cùng thích hợp với bữa ăn của người bệnh trĩ để hạn chế những triệu chứng khó chịu. Cụ thể, trong yến mạch có beta-glucan – một loại chất xơ hòa tan có tác dụng giống như prebiotic, rất có lợi cho hệ vi sinh đường ruột.

3. Bông cải xanh và các loại rau họ cải khác

 Bông cải xanh và các loại rau họ cải khác

Ngoài đặc tính chống ung thư thì các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải Brussels, cải xoăn, cải bok choy, rau Arugula,… có thể cung cấp một lượng chất xơ không hoà tan đáng kể cho cơ thể. Ví dụ, 76 gram súp lơ xanh chứa khoảng 2 gram chất xơ – và tất cả đều thuộc loại không hoà tan. Thêm vào đó, rau họ cải có chứa hợp chất hữu cơ glucosinolate giúp đa dạng hóa hệ vi sinh vật trong đường ruột. Sự phong phú của vi khuẩn đường ruột sẽ làm tăng độ đàn hồi cho dạ dày và ruột, cũng như cải thiện khả năng miễn dịch.

4. Atisô

Atisô

Atisô cũng là một nguồn chất xơ dồi dào với hàm lượng khoảng 7 gram/128 gram atisô tươi. Như đã đề cập ở trên, chất xơ giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn thân thiện trong ruột của bạn, từ đó ngăn ngừa các dấu hiệu của bệnh trĩ và giữ cho đường ruột khỏe mạnh. Có 2 nghiên cứu ở người đã cho thấy rằng chất xơ hoà tan gọi là inulin trong atisô có thể làm tăng số lượng vi khuẩn đường ruột có lợi, chẳng hạn như bifidobacteria và lactobacilli.

5. Các loại củ

các loại củ

Khi nhắc đến các loại thực vật thân củ tốt cho người bệnh trĩ, bạn nên note lại vài cái tên như khoai tây, khoai lang, củ cải, cà rốt, củ cải đường, rutabaga. Một điều đáng lưu ý là phần lớn chất xơ từ những loại củ này nằm trong vỏ của chúng, do vậy bạn nên giữ lại phần vỏ khi chế biến nếu có thể nhé. Một số phương pháp chế biến tốt nhất đối với nhóm củ này mà bạn nên áp dụng là luộc, hấp, xào hoặc rang.

6. Bí

Bí

Từ mùa hè sang mùa đông, bí mang lại màu sắc và chất xơ cho đĩa ăn tối của bạn.

Bí là một thực phẩm khá đa dạng về chủng loại từ mùa đông đến mùa hè, do đó bạn có thể thỏa sức “biến tấu” các món ăn từ bí mà không hề ngán với bí đao, bí ngòi, bí ngô hay bí xanh. Xét riêng trong nhóm này thì loại bí mùa đông acorn squash chứa hàm lượng chất xơ cao nhất. Vì bí được coi là một loại quả khá dễ ăn nên bạn đừng ngần ngại thêm chúng vào thực đơn hàng ngày của mình nhé!

7. Ớt chuông

 Ớt ch

Lượng chất xơ trong ớt chuông không nhiều như một số loại rau củ khác xuất hiện trong danh sách, nhưng ớt chuông có một ưu điểm là chứa rất nhiều nước (93% nước). Điều đó làm cho mỗi lần đi ngoài của bạn trở nên dễ dàng và đỡ mất sức.

8. Cần tây

Cần tây

Tương tự như ớt chuông, cần tây có khả năng cung cấp nhiều nước cho cơ thể, bên cạnh đó lại cũng rất giàu chất xơ. Nước và chất xơ đó có tác dụng hữu ích trong việc làm mềm phân, khiến cho việc đại tiện nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Theo nghiên cứu, 28–31 cm cần tây có đến 1 gram chất xơ và những 95% nước. Bạn có thể dùng cần tây để làm salad hoặc thêm chúng vào các món súp và món hầm.

9. Dưa chuột và các loại dưa trái khác

Dưa chuột và các loại dưa trái khác

Dưa chuột và dưa hấu hay dưa tây đều thuộc họ Bầu bí, và dĩ nhiên chúng cũng cung cấp một lượng nước và chất xơ không nhỏ cho cơ thể. Khi ăn dưa chuột, bạn có thể ăn cả vỏ để tận dụng tối đa nguồn chất xơ trong đó. Lưu ý rằng chỉ nên ăn cả vỏ khi chắc chắn dưa không có dư lượng thuốc trừ sâu bạn nhé!

10. Trái lê

Trái lê

Một trái lê cỡ vừa chứa gần 6 gram chất xơ, chiếm 22% nhu cầu chất xơ hàng ngày của bạn. Thêm vào đó, lê cũng là một loại trái cây mọng nước, có tác dụng giải khát tuyệt vời. Ăn nhẹ nửa buổi hay ăn tráng miệng bằng một quả lê là cách đơn giản để phòng ngừa bệnh trĩ cho bạn và gia đình đấy.

11. Quả mâm xôi

Quả mâm xôi

Quả mâm xôi tươi chứa khoảng 85% nước. Theo ước tính trong 123 gram mâm xôi có khoảng 8 gram chất xơ. Do vậy đây cũng là loại quả bạn rất nên thêm vào thực đơn ăn uống.

12. Táo

Táo

Táo cũng là một loại quả có hàm lượng chất xơ ấn tượng. Trong một quả táo cỡ vừa có khoảng 5 gram chất xơ mà nổi bật trong đó là chất xơ hoà tan pectin – tác nhân tạo gel trong đường tiêu hóa.

13. Chuối

Chuối

Do chứa cả pectin lẫn tinh bột kháng nên chuối sẽ là thực phẩm lý tưởng cho chế độ ăn của bạn nhằm ngăn chặn dấu hiệu của bệnh trĩ ngay từ đầu. Pectin đã được nhắc tới ở trên như một chất góp phần tạo gel trong đường tiêu hóa còn tinh bột kháng giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Một trái chuối dài trung bình 18-20 cm có thể cung cấp 3 gram chất xơ cho bữa ăn của bạn đấy.

14. Mận khô

mận khô

Mận khô được xem là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy khi ăn chúng với một lượng vừa phải (khoảng 10 quả mỗi ngày) có thể cải thiện tình trạng phân khô cứng và thúc đẩy tiêu hóa ở những người hay bị táo bón.

Tác dụng này không chỉ đến từ chất xơ mà còn do hiệu quả của sorbitol có trong mận khô. Sorbitol là một loại rượu đường mà ruột của bạn không có khả năng tiêu hóa tốt. Nó sẽ hút nước vào đường tiêu hóa của bạn, làm mềm phân và tăng cường nhu cầu đại tiện. Bạn chỉ cần đun sôi mận khô trong nước lọc khoảng 10 phút cho tới khi mềm là có thể thưởng thức rồi.

15. Nước

Nước

Danh sách thực phẩm có lợi cho người bệnh trĩ được “chốt sổ” với nước. Hãy uống nước thường xuyên ngay cả khi bạn không cảm thấy khát. Ngoài nước lọc thì bạn có thể uống những loại nước ít đường, ví dụ như trà không đường hoặc trà có vị ngọt dịu.

Gợi ý một số món ăn bổ dưỡng cho người mắc bệnh trĩ

Món ăn 1: Canh thịt nạc heo nấu hoa hòe

  • Nguyên liệu: 100gr thịt nạc heo và 30gr hoa hòe tươi
  • Cách thực hiện: Rửa sạch hết nguyên liệu vừa được chuẩn bị qua nhiều lần nước, sau đó vớt ra để ráo. Thịt nạc heo cần cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào nồi cùng với hoa hòe. Tiến hành nấu cho đến chín hết thì nêm nếm gia vị vừa đủ ăn. Người bệnh dùng khi còn nóng.

Món ăn 2: Đại tràng heo nấu gốc rau dền

  • Nguyên liệu: 150gr đại tràng heo và 100gr gốc rau dền.
  • Cách thực hiện: Gốc rau dền cần được rửa sạch để loại bỏ lớp đất cát, bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo nước và cắt thành từng đoạn nhỏ. Tiếp đến là cho hết nguyên liệu vào trong nồi cùng với lượng nước vừa phải và tiến hành đun trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau đó, vớt gốc cây dền, thêm lượng muối vừa đủ rồi dùng cả nước lẫn cái. Món ăn này không chỉ hỗ trợ giải quyết bệnh trĩ mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm.

Món ăn 3: Chuối già chưng đường phèn

  • Nguyên liệu: 1 quả chuối già một ít đường phèn.
  • Cách thực hiện: Lột bỏ phần vỏ của chuối già, cắt thành từng khúc nhỏ và cho hết vào trong dĩa. Thêm một lượng đường phèn vừa đủ rồi đem chưng cách thủy trong khoảng 7 phút thì tắt bếp. Người bệnh dùng khi nguội hẳn. Mỗi ngày nên dùng từ 2 – 3 lần để khắc phục các triệu chứng của bệnh trĩ.

Món ăn 4: Cà tím hấp

  • Nguyên liệu: 1 quả cà tím tươi và các loại gia vị.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch quả cà tím để loại bỏ bụi bẩn rồi bổ làm đôi. Tiếp đến, cho thêm dầu ăn các các loại gia vị vừa đủ. Đem chưng cách thủy cho đến khi chín đều thì tắt bếp. Món ăn này thích hợp dùng cho các trường hợp bị đau sưng và chảy máu do bệnh trĩ gây ra.

Món ăn 5: Chè nhân sâm hạt sen

  • Nguyên liệu: 10gr nhân sâm trắng, 15gr hạt sen (đã bỏ tim) và 30gr đường phèn.
  • Cách thực hiện: Đem nhân sâm trắng và hạt sen ngâm cho nở. Sau đó, gạn bỏ phần nước và thêm phần đường phèn vừa đủ. Tiếp đến, đem hỗn hợp ngâm cách thủy khoảng 1 giờ đồng hồ thì tắt bếp và dùng khi còn ấm. Người bệnh nên dùng khi còn ấm và dùng đều đặn vào mỗi bữa sáng và tối.

Món ăn 6: Quả hồng nấu nấm mèo đen

  • Nguyên liệu: Vài quả hồng khô và 4 – 6gt nấm mèo đen.
  • Cách thực hiện: Nấm mèo đen cần được làm sạch để loại bỏ bụi bẩn rồi ngâm cùng với nước mát chừng 10 phút. Sau đó vớt ra để ráo và thái thành sợi dài. Cho hết nguyên liệu vào trong nồi cùng với 750ml nước và tiến hành đun cho đến khi các nguyên liệu chín đều. Tắt bếp và dùng để khắc phục tình trạng bệnh trĩ có chảy máu.

Món ăn 7: Táo đỏ nấu đường thẻ

  • Nguyên liệu: 250gr táo đỏ và 60gr đường thẻ.
  • Cách thực hiện: Táo đỏ cần được rửa sạch, tách bỏ phần hạt và cho vào nồi sao cho vàng. Tiếp đến là cho nước vừa đủ và phần đường thẻ vào nấu. Lưu ý, trong quá trình đun sôi nên bật rửa liu riu. Người bệnh nên dùng khi còn nóng và nên dùng hết trong ngày.

Xem thêm:

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *