Đau vai gáy uống thuốc gì?

Đau vai gáy uống thuốc gì?

Đau vai gáy uống thuốc gì là câu hỏi của rất nhiều người bệnh khi gặp phải tình trạng này. Cần hỗ trợ sớm bệnh lý này để cuộc sống không bị đảo lộn và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

1. Đau vai gáy là bệnh gì?

Đau vai gáy là tình trạng cơ của vùng vai gáy bị co cứng gây nên những cơn đau. Ngoài ra, người bệnh còn bị hạn chế một số vận động như quay cổ, quay đầu. Những cơn đau này thường xuất hiện vào buổi sáng, liên quan đến hệ cơ xương khớp và mạch máu tại vùng vai gáy.

Khi bị đau cổ vai gáy, ban đầu người bệnh chỉ thấy có cảm giác đau nhẹ, mỏi vùng vai gáy. Những cơn đau này sẽ tăng thêm về mức độ và tần suất xuất hiện nếu bệnh kéo dài. Cơn đau càng biểu hiện rõ ràng khi người bệnh lao động nặng, vận động cổ, vai, gáy nhiều.

Bệnh đau cổ vai gáy thường xuất hiện bất ngờ, không báo trước. Có thể sau khi ngủ dậy người bệnh cảm thấy đau vùng cổ vai gáy và gặp khó khăn trong việc vận động vùng cổ.

Đau vai gáy là bệnh gì

2. Đau vai gáy uống thuốc gì?

Dược Thảo Toàn Chân Chai số 2A chuyên giúp cơ thể đối phó lại sự đau nhức của gáy và bả vai. Đau cứng gáy lâu ngày sẽ gây ra tê nhức hai bên gáy và dẫn đến nhứt đầu. Đau cứng bả vai lâu ngày sẽ làm cho cơ bắp bả vai chai cứng và gây ra đau nhức kinh niên.

Bệnh Đau gáy và đau bả vai nếu không được chú ý và quan tâm kịp thời thì bệnh trở thành mãn tính và sẽ chạy dọc cột xương sống. Nhiều khi bệnh nhân còn cảm thấy bị ép ngực. Khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh thì sự đau nhức cũng tăng lên vì cơ bắp co rút lại khi gặp lạnh.

Dược Thảo Toàn Chân Chai số 2A sẽ mang lại hiệu quả nhanh và lâu dài cho chúng ta. Quý vị cũng an tâm vì thuốc không có những phản ứng phụ như thuốc giảm đau painkillers. Hoàn toàn được bào chế từ dược thảo thiên nhiên.

Xem video tại Youtube.com >>>

2.1, Thành phần chính

Pueraria Lobata (Cát Căn), Cinnamomi Cassiae (Nhục Quế), Angelica Sinensis (Đương Quy), Peony (Bạch Thược), Licorice (Cam Thảo), Rhizoma Zingiberis (Can Khương)

2.2, Công dụng

  • Hỗ trợ giải quyết đau vai gáy
  • Hỗ trợ giải quyết đau bả vai
  • Hỗ trợ giải quyết đau xương cột sống
  • Hỗ trợ giải quyết đau cứng bả vai khi trời lạnh

2.3, Cách dùng

  • Dùng 3 viên mỗi lần, 3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ. Hoặc dùng theo chỉ định của Bác sĩ
  • Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi dùng

2.4, Quy cách đóng gói

Viên nang, 100 viên/1 chai

3. Các nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy

  • Sai tư thế: Thường xuyên ngồi lâu một tư thế, ngủ gối đầu cao, dựa đầu vào ghế, ngủ gục mặt xuống bàn, nằm nghiêng co quắp, đột ngột quay cổ, với tay lên quá tầm,… đều gây ảnh hưởng tới vùng vai gáy dẫn tới một số cơ vùng vai gáy bị căng giãn hoặc chịu lực tì đè quá mức. Các tế bào cơ này sẽ bị thiếu máu nuôi dưỡng, thiếu oxy gây hiện tượng đau nhức.
  • Mang vác nặng: Thường xuyên bưng bê, mang vác vật nặng trên vai không đúng tư thế, có sử dụng cánh tay hoặc khớp vai với lực chống đỡ lớn, tạo áp lực lên lưng, vai cổ, làm cột sống bị trẹo sang một bên, gây nên tình trạng đau vai gáy.
  • Bị nhiễm lạnh đột ngột làm co cứng cục bộ ở các cơ: Những người phải làm việc lâu trong phòng điều hòa hay xưởng đông lạnh, dầm mưa, tắm muộn về đêm, mặc không đủ ấm khi gặp thời tiết lạnh,… đều có nguy cơ cao gây đau mỏi vai gáy.
  • Chấn thương vùng cổ hoặc vai gáy: Tập luyện thể thao không phù hợp, thực hiện các động tác quá sức, gặp tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt,… gây tổn thương xương, phần mềm hoặc dây chằng vùng vai.
  • Bệnh lý cột sống cổ: Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, co thắt cơ cột sống cổ,…
  • Loãng xương, gãy xương cũng là nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy.

4. Những triệu chứng bệnh thường gặp

Biểu hiện tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn bệnh, thông thường có những triệu chứng và hội chứng sau đây:

– Hội chứng cột sống cổ:

+ Đau có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, vận động cổ quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy. Đau cũng có thể xuất hiện từ từ, âm ỉ, mạn tính.

+ Hạn chế vận động cột sống cổ: động tác quay cổ, cúi ngửa.., có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay gặp trong đau cấp tính.

– Hội chứng rễ thần kinh:

+ Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay, biểu hiện lâm sàng là hội chứng vai gáy hoặc hội chứng vai cánh tay. Đau thường tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.

+ Rối loạn vận động, cảm giác kiểu rễ: Yếu cơ và rối loạn cảm giác như rát bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, hoặc ở bàn tay và các ngón tay.

– Hội chứng tủy cổ:

+ Do lồi hoặc thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tuỷ cổ tiến triển trong một thời gian dài.

+ Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê bì và mất khéo léo hai bàn tay, teo cơ hai tay, đi lại khó khăn, nhanh mỏi. Giai đoạn muộn tùy vị trí tổn thương có thể thấy liệt trung ương tứ chi, liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân, rối loạn phản xạ đại tiểu tiện.

– Các triệu chứng khác:

+ Hội chứng động mạch sống nền: Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, đôi khi có giảm thị lực thoáng qua, mất thăng bằng, mệt mỏi.

+ Có thể có các rối loạn thần kinh thực vật: Đau kèm theo ù tai, rối loạn thị lực, rối loạn vận mạch vùng chẩm vai hoặc tay.

5. Chế độ ăn uống cho người đau mỏi vai gáy

5.1, Thực phẩm người bệnh đau vai gáy nên ăn

  • Axit béo có lợi: Một số thực phẩm như cá hồi, cá biển, tôm cua, tảo… cung cấp hàm lượng Omega-3 dồi dào, giúp giảm cơ cứng khớp và tăng cường chức năng của các loại thuốc chống viêm vô cùng hiệu quả.
  • Canxi: Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên xương. Vì vậy để giảm nguy cơ loãng xương, giòn xương và hạn chế tình trạng đau vai gáy, người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm như sữa, ngũ cốc, đậu, trứng…
  • Glucosamin: Không cần phải tốn quá nhiều tiền để mua thực phẩm chức năng, bệnh nhân bị đau vai gáy hoàn toàn có thể tận dụng hàm lượng glucosamin dồi dào trong xương ống, xương sườn, sụn bò, sụn bê… để tăng cường sự khỏe mạnh cho hệ xương khớp.
  • Chất xơ và vitamin: Ngoài việc giảm áp lực đè nén, chất xơ và các loại vitamin có trong rau củ quả tươi còn giúp giảm đau vai gáy, tình trạng sưng viêm, hồi phục tổn thương vùng vai gáy vô cùng hiệu quả.

5.2, Nhóm đồ ăn người bị đau vai gáy nên tránh

  • Đồ ăn mặn: Muối là nguyên nhân gây sưng phù, tích nước và gia tăng hiện tượng viêm tại xương khớp. Cùng với đó, việc ăn đồ quá mặn cũng khiến chúng ta thải ra nhiều canxi hơn khi đi tiểu, tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Đồ chiên rán: Hầu hết những người bị đau vai gáy đều cảm thấy các triệu chứng của bệnh nặng hơn sau khi họ ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi khi chất béo được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ kích hoạt những phản ứng viêm khiến người bệnh bị đau vai gáy trở nên đau đớn nhiều hơn.
  • Đạm: Các loại thịt đỏ và những thực phẩm quá giàu đạm như thịt bò, thịt trâu, nội tạng… không những làm tăng cholesterol mà còn làm giảm quá trình chuyển hóa trong cơ thể, gây thiếu hụt canxi.
  • Chất kích thích: Người bệnh đau vai gáy nên kiêng bia rượu, cà phê, nước ngọt… làm tăng lượng axit uric trong máu, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *