Cách hỗ trợ hiệu quả đau cổ tay

Cách điều trị đau cổ tay

Cổ tay là bộ phận thường xuyên phải hoạt động, giúp chúng ta thực hiện các động tác trong cuộc sống thường ngày, từ công việc, sinh hoạt, thể dục thể thao cho đến những cử động tinh tế. Đau cổ tay là một dấu hiệu rất thường gặp, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta nếu tiến triển dai dẳng và kéo dài. Chính vì vậy việc tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân, cách hỗ trợ hiệu quả là việc làm vô cùng quan trọng.

1. Đau cổ tay là gì?

Cổ tay bao gồm nhiều thành phần cấu trúc. Đau cổ tay có thể phát sinh từ khớp cổ tay, hoặc các phần mềm quanh khớp, như: Gân, bao gân, dây chằng, túi thanh dịch, dây thần kinh… Trong đó, viêm gân là nguyên nhân hay gặp nhất.

Đau cổ tay có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu nhất ở người trung niên, lớn tuổi; những người phải làm công việc sử dụng lực cổ tay nhiều: Vận động viên cầu lông, nhân viên vệ sinh, nhân viên văn phòng… Bệnh thường diễn biến lành tính, có thể tự khỏi trong vài tuần hoặc vài tháng, nhưng cũng dễ tái phát.

Cách điều trị đau cổ tay

2. Biểu hiện nhận biết bệnh viêm khớp cổ tay

Dấu hiệu của viêm khớp cổ tay dựa vào nguyên nhân cũng như mức độ thương tổn. Cơn đau có khả năng xuất hiện âm ỉ, tiến triển dai dẳng hoặc có thể khởi phát đột ngột. Ngoài biểu hiện đau nhức, tổn thương ở khớp cổ tay còn đi kèm với những triệu chứng khác.

  • Khớp có hiện tê cứng cũng như khó cầm nắm.
  • Cổ tay sưng đỏ, viêm nóng và đau nhức.
  • Xuất hiện cảm giác ngứa ran và tê bì.
  • Ở vùng da bao quanh khớp có triệu chứng sưng đỏ và ấm hơn các vị trí xung quanh.
  • Khớp phát ra âm thanh lúc cử động.

Lưu ý: Khớp cổ tay đau nhức, viêm sưng còn đi kèm với hiện tượng sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi cũng như đau nhức cơ, buộc phải đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn. Một số biểu hiện này có khả năng là dấu hiệu của viêm khớp nhiễm trùng (xảy ra lúc tạp khuẩn xâm nhập vào ổ khớp) – một dạng viêm khớp nặng, tiến triển nhanh và đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

3. Nguyên nhân đau cổ tay thường gặp

3.1, Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay rất phổ biến ở giới văn phòng hoặc những đối tượng thường xuyên sử dụng máy vi tính, người chơi tennis, cầu lông, golf… Các thao tác gập và cong cổ tay thường xuyên sẽ gây ra các căng thẳng bất thường, khiến vùng khuỷu tay, vai, đặc biệt là cổ tay bị đau.

Người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ bị đau ở vùng khuỷu tay, đau vai và cổ tay. Sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay cũng có thể gây ra cơn đau, tê bì hay loạn cảm của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón nhẫn. Trong một số trường hợp, đau và tê bì có thể lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, bàn tay sẽ bị yếu đi, ảnh hưởng đến vận động và dễ làm rơi các đồ vật.

Nguyên nhân đau cổ tay thường gặp

3.2. Hội chứng chèn ép đúp

Dây thần kinh đi tới tay bắt đầu từ cột sống cổ. Khi ở cổ xuất hiện sự sai khớp nhẹ sẽ chèn ép lên dây thần kinh tại nguồn (chỗ chèn ép thứ 1), từ đây sẽ ảnh hưởng lan xuống thần kinh cổ tay (chỗ chèn ép thứ 2). Tình trạng này được gọi là Hội Chứng Chèn Ép Đúp, người bệnh bị đau hai vị trí cùng lúc.

3.3. Chấn thương sụn và xương dưới sụn

Tổn thương sụn và xương dưới sụn có thể gây ra triệu chứng cổ tay bị đau. Đây là tổn thương thường gặp trong bệnh lý thoái hóa khớp. Thoái hóa là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, tuy nhiên các thao tác cử động cổ tay lặp lại thường xuyên càng đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của khớp cổ tay.

Giai đoạn đầu sẽ rất khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ rệt, đến khi người bệnh bị đau nhức thì sụn khớp đã bị nứt vỡ hoặc phần xương dưới sụn đã bị xơ hóa, mọc gai…

3.4. Hội chứng De Quervain

Đau khớp cổ tay còn có thể là dấu hiệu của hội chứng De Quervain. Tình trạng này xảy ra khi bao gân cơ dạng dài ngón cái và gân cơ duỗi ngắn ngón cái bị viêm. Đây là 2 gân quan trọng chi phối vận động của ngón cái. Phụ nữ làm việc nội trợ hay những đối tượng thường xuyên cầm, nắm, xoay, vặn cổ tay và ngón cái có nguy cơ cao mắc hội chứng De Quervain.

Người bệnh sẽ có cảm giác đau cổ tay, phần dưới cẳng tay, ngay trên ngón cái. Khi người bệnh hoạt động cổ tay thường xuyên sẽ khiến các tổn thương nặng hơn.

4. Cách hỗ trợ tốt về đau cổ tay – Từ Dược Thảo Toàn Chân

Dược Thảo Toàn Chân Chai Số 3 chuyên nuôi dưỡng và bồi bổ cho sức khỏe bàn tay và cổ tay để đối phó với sự nhức đau bàn tay và cổ tay, hội chứng ống cổ tay (carpal tunnel syndrome), đau gân ngón tay (stiff fingers), đau cứng ngón tay vào buổi sáng, đau khớp ngón tay, hiện tượng ngón tay bật hay ngón tay cò súng (trigger finger), tê bàn tay, co rút bàn tay và đau cù chỏ.

Suy nhược lâu ngày dẫn đến co rút gân bàn tay, biến dạng các khớp ngón tay và teo cơ bắp của bàn tay nhất là cỏ bắp nằm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Bệnh là do nghề nghiệp và bế tắt khí huyết gây ra. Tỷ lệ bệnh xảy ra cao hơn trong nữ giới ở độ tuổi 30 trở lên so với nam giới.

Dược Thảo Toàn Chân Chai số 3 rất phù hợp cho những người làm việc cần sử dụng bàn tay thường xuyên như cắt tóc, làm nails, xoa bóp, computer, v.v. Nếu không được quan tâm đúng cách và kịp thời, bệnh có thể gây ra tật nguyền vĩnh viễn cho bàn tay.

Giải quyết Đau Bàn Tay và Cổ Tay – Dược Thảo Toàn Chân chai số 3 – Bảo đảm hiệu quả nhanh, đem lại sự mềm dẻo cho bàn tay, không hại cho bao tử, và không có phản ứng phụ như thuốc giảm đau.

Đau bàn tay và cổ tay (Wristgarde #3)
Đau bàn tay và cổ tay (Wristgarde #3)

4.1, Công dụng của Wristgarde #3

  • Đau cổ tay (carpal tunnel syndrome)
  • Đau gân ngón tay (stiff fingers)
  • Đau khớp ngón tay
  • Tê nhức bàn tay, ngón tay
  • Tê cứng bàn tay, ngón tay
  • Co rút bàn tay và đau cù chỏ

4.2, Thành phần chính

Cinnamomi Cassiae (Nhục Quế), Peony (Bạch Thược), Licorice (Cam Thảo), Bupleurum (Sài Hồ), Scutellaria Baicalensis (Hoàng Cầm)

4.3, Cách dùng

  • Dùng 3 viên mỗi lần, 3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ
  • Hoặc dùng theo chỉ định của Bác Sĩ
  • Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi dùng

4.4, Quy cách đóng gói

Viên nang, 100 viên/1 chai

Sản Phẩm do Đông y sĩ Nguyễn Thanh Toàn với nhiều năm kinh nghiệm đảm trách. Sản xuất tại USA, trong phân xưởng được kiểm soát bởi Cục Quản Lý Dược Phẩm Hoa Kỳ (U.S. Drug Enforcement Administration)

5. Cách làm giảm triệu chứng tạm thời

  • Nghỉ những khoảng thời gian ngắn trong lúc làm những việc lặp đi lặp lại liên quan đến việc sử dụng bàn tay để thư giãn cổ tay
  • Xoay cổ tay và kéo giãn lòng bàn tay, ngón tay
  • Có thể Uống một số thuốc giảm đau để giảm đau tức thì
  • Mang nẹp cổ tay, Các thanh nẹp nên ấm nhưng không chặt chẽ
  • Tránh gối đầu lên tay khi ngủ
  • Ngâm tay vào nước ấm, có thể thêm gừng hoặc muối khoáng khi bàn tay bị đau tê cứng

6. Phòng ngừa

Chưa có chứng minh biện pháp nào để ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay, nhưng bạn có thể giảm thiểu căng thẳng trên bàn tay và cổ tay bằng cách tham gia các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Giảm lực vận động cổ tay nếu không cần thiết và thư giãn cổ tay: Hầu hết mọi người sử dụng nhiều lực hơn cần thiết để thực hiện nhiều công việc thủ công. Nếu công việc của bạn liên quan đến một máy tính tiền, ví dụ, nhấn phím nhẹ nhàng. Đối với chữ viết tay kéo dài, sử dụng một cây bút lớn với một quá khổ, adapter cầm mềm và mực tự do chảy. Bằng cách này bạn sẽ không phải cầm bút chặt hoặc bấm cứng trên giấy
  • Hãy nghỉ ngơi thường xuyên: Hãy dùng bàn tay của bạn và cổ tay nghỉ ngơi bằng cách nhẹ nhàng duỗi và uốn chúng theo định kỳ. Thay đổi vận động tay khi có thể. Nếu bạn sử dụng thiết bị rung động hay đòi hỏi bạn phải tác động một lực lớn, thời gian nghỉ ngơi thậm chí còn quan trọng hơn
  • Để ý đến tư thế làm việc, ví dụ làm việc với máy tính thì nên để bàn phím ngang tầm khuỷu tay hoặc thấp hơn một chút. Nhớ chú ý đến vị trí của vai và cánh tay, chúng cũng ảnh hưởng đến cổ tay trong lúc làm việc. Tránh uốn cổ tay của bạn tất cả các con đường lên hoặc xuống. Một vị trí trung thoải mái là tốt nhất
  • Giữ ấm bàn tay: Bạn có nhiều khả năng bị đau và cứng tay nếu bạn làm việc trong một môi trường lạnh. Nếu bạn không thể kiểm soát nhiệt độ trong công việc, đeo găng tay ngón mà giữ cho bàn tay và cổ tay ấm áp

7. Bài tập chữa đau khớp cổ tay

  • Bài tập giảm đau cổ tay 1: Người bệnh đứng hoặc ngồi, đặt hai tay trước ngực, chắp vào nhau sao cho từ ngón tay đến khuỷu tay được áp sát vào nhau. Giữ hai lòng bàn tay áp sát vào nhau và từ từ hạ hai tay xuống hông, khi đó, cánh tay và khuỷu tay xòe ra. Giữ nguyên cơ thể ở tư thế này trong 30 giây, sau đó nâng tay lên về vị trí ban đầu và lặp lại.
  • Bài tập giảm đau cổ tay 2: Người bệnh đứng hoặc ngồi, đưa thẳng một cánh tay phải về phía trước mặt, bàn tay vuông góc với cánh tay và các ngón tay hướng về phía trần nhà. Sau đó, dùng tay trái kéo nhẹ các ngón tay của bàn tay phải theo hướng phía dưới và phía cơ thể. Giữ nguyên cơ thể ở tư thế này trong 30 giây, sau đó thả tay ra, thực hiện tương tự với tay trái.
  • Bài tập giảm đau cổ tay 3: Người bệnh đứng và đưa cánh tay phải thẳng ra trước mặt, lòng bàn tay hướng về phía dưới sàn. Thả lỏng cổ tay, các ngón tay cũng hướng về phía dưới sàn, dùng tay trái để kéo nhẹ các ngón ở bàn tay phải hướng về phía cơ thể. Giữ nguyên cơ thể ở tư thế này trong 30 giây, sau đó thả tay ra, thực hiện tương tự với tay trái.
  • Bài tập giảm đau cổ tay 4: Người bệnh ngồi và đặt hai bàn tay lên đùi, lòng bàn tay hướng về phía trần nhà. Từ từ khép nhẹ các ngón tay và nắm tay lại. Giữ cẳng tay trên chân, nâng nắm tay lên và đưa về phía cơ thể, uốn cong cổ tay. Giữ nguyên cơ thể ở tư thế này trong 10 giây, sau đó hạ nắm tay xuống đùi. Thực hiện bài tập này tối thiểu 10 lần.
  • Bài tập giảm đau cổ tay 5: Người bệnh ngồi trên ghế, cánh tay đặt xuôi theo hai bên hông. Kéo căng cổ tay bằng cách hất bàn tay lên phía trên, giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Sau đó, hạ tay xuống và thực hiện bài tập này 10 lần/mỗi bên, tối thiểu 3 lần/ngày.
  • Bài tập giảm đau cổ tay 6: Người bệnh đứng hoặc ngồi, hai cánh tay được giữa hai bên sườn sao cho khuỷu tay gấp lại và vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay hướng xuống phía dưới sàn. Từ từ xoay nhẹ cẳng tay để lòng bàn tay được hướng lên, sau đó xoay ngược lại để lòng bàn tay hướng xuống. Thực hiện bài tập này 10 lần.
  • Bài tập giảm đau cổ tay 7: Người bệnh đứng hoặc ngồi, các ngón tay thả lỏng, mở rộng, sau đó từ từ nắm tay lại. Duỗi thẳng các ngón tay rồi nắm lại, thực hiện 30 lần.
  • Bài tập giảm đau cổ tay 8: Người bệnh đứng, sau đó gập người sao cho hai tay chạm bề mặt của sàn nhà. Để bàn tay dưới các ngón chân sao cho lòng bàn tay hướng lên trên. Có thể uốn cong đầu gối để giữ các ngón chân được gần với cổ tay. Giữ nguyên cơ thể ở tư thế này trong 10 hơi thở.
  • Bài tập giảm đau cổ tay 9: Dùng một dải băng quấn xung quanh bàn tay để hỗ trợ thực hiện bài tập này. Đầu còn lại quấn xung quanh bàn chân để cố định vị trí sao cho lòng bàn tay hướng lên trên. Khuỷu tay được giữ ở bên sườn, dùng cổ tay để cuộn tròn dải băng và siết cơ tay, cẳng tay. Từ từ thả xuống. Thực hiện bài tập này 15 lần đối với mỗi tay.
  • Bài tập giảm đau cổ tay 10: Đặt một quả bóng tennis hoặc bóng cao su trong lòng bàn tay, bóp bóng và giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Thực hiện 15 lần ở mỗi bàn tay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *