Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh xương khớp phổ biến, gây nên những cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Hãy cùng tìm hiểu thoái hóa cột sống thắt lưng: Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị trong bài viết sau.

Thoái hóa cột sống là gì?

Cột sống là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể người, chúng thực hiện chức năng nâng đỡ cơ thể và đảm bảo các vận động được diễn ra trơn tru. Cũng chính bởi vậy, đây là vị trí thường xuyên chịu tổn thương do tham gia rất nhiều các hoạt động thường ngày. Trong đó, thoái hóa cột sống là bệnh phổ biến nhất, thường gặp ở thắt lưng và cổ, gây nên những cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

Theo một vài thống kê cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cao hơn cả, bởi đây là khu vực thường xuyên chịu những áp lực của trọng lượng cơ thể. Thoái hóa cột sống là tình trạng tổn thương ở cột sống, đĩa đệm, các lớp sụn dần bị bào mòn, hình thành nên các gai xương gây nên những cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc cột sống cổ.

Đây là một bệnh mãn tính, thường gặp ở người cao tuổi do hiện tượng thoái hóa tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay, thoái hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng thoái hóa cột sống không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Chèn ép dây thần kinh: các cơn đau chèn ép lên rễ thần kinh gây nên những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng, có xu hướng lan xuống vùng hông, cẳng chân bàn chân khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển.
  • Biến dạng cột sống: khi bị thoái hóa cột sống, người bệnh thường có xu hướng cúi xuống đất hoặc nghiêng người mới có thể di chuyển. Lâu dần, cột sống bị biến dạng: cong, gù,  gây mất thẩm mỹ.
  • Gây ra các bệnh xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, bệnh gai cột sống: thoái hóa cột sống nếu không được điều trị kịp thời có thể làm cho các đầu sụn ngày càng bị bào mòn, ảnh hưởng đến đĩa đệm, dẫn đến bệnh gai xương và thoát vị đĩa đệm,…
  • Ảnh hưởng đến thị lực: đây cũng là biến chứng nguy hiểm của thoái hóa cột sống Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: mắt sưng đau, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, thị lực giảm mạnh, thậm chí là mù.
  • Đau ngực: đôi khi tình trạng thoái hóa cột sống cũng chèn ép lên dây thần kinh đi qua ngực, khiến khu vực này phải chịu những cơn đau.

Nguyên nhân bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng

Nguyên nhân của thoái hoá cột sống do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.

Triệu chứng bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng

Hầu hết những người bị bệnh thoái hoá cột sống liên quan đến tuổi không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong một thời gian dài, nhưng sau đó lại biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng xuất hiện.

Các triệu chứng phổ biến là cứng khớp và đau nhẹ trở nên càng nặng hơn sau khi không cử động hay hạn chế vận đồng trong một thời gian dài như ngồi quá nhiều.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Yếu ở tay hoặc chân
  • Sự phối hợp giữa tay và chân kém
  • Co thắt cơ bắp và đau
  • Đau đầu
  • Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột

Đường lây truyền bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh thoái hoá cột sống không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó không truyền từ người bệnh sang người khoẻ mạnh.

Đường lây truyền bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng

Đối tượng nguy cơ bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng

Các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến thoái hoá cột sống thay đổi theo từng cá nhân, bao gồm:

  • Có người thân đã mắc thoái hoá cột sống
  • Béo phì hoặc thừa cân
  • Lối sống ít vận động và hạn chế tập thể dục
  • Bị chấn thương cột sống hoặc trải qua phẫu thuật cột sống
  • Hút thuốc lá
  • Có nghề nghiệp yêu cầu phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần và tăng áp lực lên cột sống
  • Có vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng hoặc trầm cảm
  • Bị viêm khớp vẩy nến

Phòng ngừa bệnh Thoái hóa cột sống thắt lưng

Chúng ta không thể ngăn cơ thể già đi, nhưng có thể thực hiện rất nhiều biện pháp khác để cải thiện sức khỏe của cột sống như sau:

  • Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ và tiếp tục kế hoạch vật lý trị liệu tại nhà
  • Ngồi và đứng đúng cách.
  • Học cách nâng các đồ vật
  • Luyện tập thể dục đều đặn.
  • Đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.
  • Ăn uống lành mạnh.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Tránh sử dụng quá nhiều rượu.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi khi đau nhiều.

Để được tư vấn trực tiếp phương pháp điều trị bằng Dược thảo Toàn Chân, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0935 794 11.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *