Thuốc trị hen suyễn tận gốc

Thuốc trị hen suyễn tận gốc

Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là một loại bệnh về đường hô hấp phổ biến hiện nay tại Việt Nam và thế giới. Người bị bệnh thường sẽ có biểu hiện khó thở, thở khò khè hoặc đau tức ngực,… Nguyên nhân gây bệnh đa dạng từ các yếu tố bên ngoài như không khí, khói bụi, thuốc lá,… tới các yếu tố bên trong như tạng Tỳ – Phế – Thận bị suy yếu, hư hại. Bệnh hen phế quản được xem là bệnh mãn tính gây nhiều khó khăn trong cuộc sống cho người bệnh. Vậy có thể chữa hen phế quản tận gốc được không? Cách điều trị hen phế quản như thế nào là đúng nhất? Hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.

Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn (hen phế quản – Asthma) là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.

Bệnh hen suyễn là gì?

Nguyên nhân bệnh Hen suyễn

Nguyên nhân hen suyễn hiện nay chưa được thực sự hiểu rõ. Nhiều chuyên gia cho rằng tác nhân gây bệnh có sự phối hợp giữa yếu tố môi trường và các yếu tố di truyền. Việc phơi nhiễm với các dị nguyên có thể khởi phát các triệu chứng của bệnh hen suyễn trên lâm sàng. Phản ứng của cơ thể trước các yếu tố khởi phát dẫn đến các bất thường ở đường hô hấp như co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy và viêm phế quản

Yếu tố dị nguyên gây hen rất đa dạng và khác nhau tùy theo từng bệnh nhân, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp trên do vi khuẩn, virus
  • Không khí lạnh
  • Bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong không khí
  • Mạt nhà
  • Xúc cảm mạnh, stress
  • Tập luyện thể lực
  • Một số loại thuốc như: ức chế beta, aspirin, ibuprofen, naproxen
  • Một số loại thức ăn và nước uống cụ thể như: tôm, khoai tây chế biến sẵn, trái cây sấy khô, bia, rượu
  • Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Dấu hiệu nghi ngờ bệnh hen suyễn?

Các triệu chứng hen suyễn bao gồm:

  • Ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm và gần sáng
  • Ho sau khi lao động mạnh, làm việc nặng, gắng sức, tập thể dục…
  • Ho khi thay đổi thời tiết
  • Ho và khó thở khi gặp một chất gây dị ứng nào đó
  • Có cơn khò khè xuất hiện nhiều lần
  • Bị cảm lạnh kéo dài
  • Các triệu chứng trên được cải thiện khi uống thuốc dãn phế quản

Khi thấy các dấu hiệu hen suyễn kể trên, bệnh nhân nên tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi có cha mẹ mắc bệnh.

Triệu chứng bệnh Hen suyễn

Triệu chứng hen suyễn trên lâm sàng thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Người bệnh có thể thường xuyên phải đối mặt với các cơn hen phế quản hoặc chỉ sau các yếu tố khởi phát như luyện tập thể lực. 

Bệnh hen suyễn có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như:

  • Thở nhanh, thở dốc
  • Ho, khạc đàm, nặng hơn khi có nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Thở rít, thở khò khè. Đây là dấu hiệu giúp hướng tới chẩn đoán hen suyễn ở trẻ.
  • Cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực
  • Rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở, ho, thở rít xuất hiện vào ban đêm.
  • Trong cơn khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy rải rác.

Khi bệnh diễn tiến nặng nề hơn, tần suất xuất hiện của các cơn hen suyễn dày đặc hơn, triệu chứng khó thở trở nên nặng nề hơn và bệnh nhân cần được sử dụng thuốc cắt cơn đường hít thường xuyên hơn.  

Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu của một cơn hen phế quản nặng, đe dọa tính mạng để đến các cơ sở y tế kịp thời:

  • Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nặng nề hơn một cách nhanh chóng
  • Triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít tại nhà như albuterol.
  • Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ.

Đối tượng của bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh thường chớm phát trên người bệnh lúc còn nhỏ với các đối tượng phổ biến như:

  • Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Bị dị ứng, chàm.
  • Tiền sử bố, mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,… cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen suyễn.

Phòng ngừa bệnh Hen suyễn

Cần khẳng định rằng không có biện pháp nào giúp phòng tránh bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, người mắc bệnh hoàn toàn có thể dự phòng các cơn hen phế quản bằng các cách sau:

  • Tiêm vắc xin phòng cúm
  • Xác định và tránh tiếp xúc với các dị nguyên khởi phát cơn hen
  • Nhận diện các dấu hiệu báo trước của một cơn hen ho, thở dốc hay thở rít
  • Điều trị các cơn hen phế quản càng sớm càng tốt, giúp dự phòng các đợt cấp tiến triển nặng nề hơn
  • Tuân thủ việc điều trị. Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay khi thấy triệu chứng thuyên giảm. 
  • Tái khám theo hẹn, đảm bảo tuân theo kế hoạch điều trị và kiểm soát bệnh hen mà bác sĩ đề ra.
  • Cần gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của cơn hen nặng. 
  • Lưu ý đến việc tăng tần suất sử dụng các thuốc hít cắt cơn nhanh vì dấu hiệu này có nghĩa là bệnh lý hen suyễn ở người bệnh vẫn chưa được kiểm soát tốt.

Thuốc trị hen suyễn của Mỹ

LUNGARDE – Dược Thảo Toàn Chân chai số 14 – giúp chúng ta đối phó với những triệu chứng như trên và đồng thời bổ phổi giúp cho những người có thói quen hút thuốc lá bị ngắn hơi hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm có nhiều bụi.

LUNGARDE – Dược Thảo Toàn Chân chai số 14 – giúp tăng cường khả năng hô hấp nhờ tính chất nhuận phế và bổ phế khí. Được bào chế từ những dược thảo có nguồn gốc từ thiên nhiên, mang đến hiệu quả cao mà không gây ra những phản ứng phụ. Rất an toàn cho người lớn tuổi.

Lungarde – Dược Thảo Toàn Chân chai số 14

1. Công dụng Lungarde #14 đặc trị

  • Hen suyễn lâu năm
  • Hơi thở ngắn, khó thở, cảm giác thiếu oxy
  • Ho khan, ho vì ngứa trong cổ, ho đàm

2. Thành phần chính

Schisandra (Ngũ vị Tử), Panax Ginseng (Nhân Sâm), Pueraria Lobata (Cát Căn), Rehmannia (Địa Hoàng)

3. Cách dùng

  • Dùng 3 viên mỗi lần, 3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ
  • Hoặc dùng theo chỉ định của Bác sĩ
  • Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, hỏi ý kiến ​​Bác sĩ trước khi dùng

4. Quy cách đóng gói

Viên nang, 100 viên/1 chai

Sản Phẩm do Đông y sĩ Nguyễn Thanh Toàn với nhiều năm kinh nghiệm đảm trách. Sản xuất tại USA, trong phân xưởng được kiểm soát bởi Cục Quản Lý Dược Phẩm Hoa Kỳ (U.S. Drug Enforcement Administration)

Liên hệ hotline: 0935794115 (Ms.Hiền) để được hỗ trợ tư vấn.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn

1. Khi thấy khó thở hoặc có dấu hiệu lên cơn hen tôi nên làm gì?

– Nếu tại nhà có thuốc xịt thì ưu tiên hàng đầu là thuốc giãn phế quản dạng hít Ventolin (salbutamol) MDI, xịt từng nhát một và hít sâu vào mỗi lần 2 nhát. Sau 20 phút chưa giảm tiếp tục 2 nhát nữa và sau 20 phút nữa vẫn chưa giảm tiếp tục xịt 2 nhát nữa. Lưu ý, nếu trong 1 giờ đã dùng 6 nhát xịt mà không giảm thì phải đi cấp cứu ngay
– Trong trường hợp dùng Symbicort (Budesonide/Formoterol) thì hít 1 nhát mỗi lần. Nếu triệu chứng vẫn còn sau vài phút, nên dùng thêm 1 liều hít nữa. Không dùng quá 6 liều hít trong 1 lần. Cách này chỉ áp dụng cho bệnh nhận trên 18 tuổi đang được kể toa Symbicort điều trị duy trì và cắt cơn.

2. Hen có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ con thưa bác sĩ?

Ảnh hưởng của hen đến trẻ còn tùy thuộc vào mức độ hen mà trẻ mắc phải:
Cơn hen nhẹ và ngắt quãng: các cơn hen thỉnh thoảng mới xuất hiện và thường xảy ra vào ban ngày khoảng 1 tuần/lần. Trẻ vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Cơn hen nhẹ nhưng kéo dài dai dẳng: các cơn hen xảy ra ở mức độ nhẹ, thường diễn ra vào ban ngày và dưới 1 tuần/lần.
Cơn hen trung bình và dai dẳng: các cơn hen xảy ra vào ban ngày, ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ.
Cơn hen nặng và dai dẳng: các cơn hen diễn ra thường xuyên và kéo dài, hạn chế các hoạt động vui chơi và thể lực của trẻ. Những cơn hen còn thường xuất hiện vào ban đêm khiến trẻ khó ngủ và quấy khóc. Trẻ bị hen nếu không điều trị sẽ không vui chơi và ngủ yên giấc vì vậy sẽ chậm phát triển, nhưng nếu điều trị tốt, tre có thể phát triển, vui chơi, sinh hoạt như các trẻ khác.
Cơn hen ác tính: Các cơn hen diễn ra thường xuyên, hàng ngày và nặng hơn về chiều và đêm làm trẻ khó thở nhưng không có hiện tượng sốt và có thể gây tử vong

3. Làm thế nào để tránh/giảm lên cơn hen?

– Sử dụng thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ rất cần thiết để duy trì tình trạng ổn định của bệnh và phòng tránh các đợt cấp.
– Ngoài ra, đối với bệnh Hen, bạn cần các yếu tố kích phát cơn hen thường gặp nhất là:
+ Thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, lạnh sang nóng, mùa khô sang mùa mưa và ngược lại.
+ Nhiễm trùng hô hấp trên do vi rút (cúm) hay vi khuẩn.
+ Tiếp xúc môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, bụi bặm. Tiếp xúc dị nguyên, kể cả thức ăn dị ứng.
+ Gắng sức thể lực, căng thẳng tâm lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *