55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

Những món ăn nào tốt cho người đau dạ dày? Đây luôn là một trong những quan tâm hàng đầu của các bệnh nhân mắc bệnh dạ dày. Dưới đây là một số món ăn rất tốt cho những người bị đau dạ dày, bạn có thể tham khảo và đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Những thực phẩm nên ăn

Những thực phẩm có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày: Sữa, trứng, mật ong, nghệ …

Mật ong và nghệ là thực phẩm rất tốt cho người bệnh dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, kiềm độ acid của dịch vị và làm lành các vết loét dạ dày. Còn mật ong có nhiều dưỡng chất kháng khuẩn, điều hòa nồng độ acid tại dạ dày và tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Những thực phẩm có tác dụng thấm hút dịch vị acid của dạ dày: Bánh ngọt, bánh qui, bánh mỳ.

Những thực phẩm làm giảm tiết dịch dạ dày: Các thực phẩm giàu tinh bột (cháo, cơm, cơm nếp, bánh mỳ, khoai lang, khoai tây luộc nhừ…), rất tốt trong việc giảm tiết acid trong dạ dày, làm giảm cơn đau dạ dày.

Những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày: Các loại rau lá non (bắp cải, giá đỗ…) cung cấp lượng vitamin K, U vô cùng dồi dào, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị bệnh đau dạ dày; bắp cải là loại rau giàu chất xơ, dồi dào vitamin U và K1 giúp tăng cường lưu thông máu đến dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày và kích thích hệ tiêu hóa, rất tốt cho người bị đau dạ dày. Có thể ép nước uống để dạ dày hấp thu tốt hơn.

Những thực phẩm làm nhanh lành vết loét: Các thực phẩm giàu đạm, canxi, kẽm (thịt, cá nạc, tôm…). Đặc biệt với những người bệnh viêm loét dạ dày nên đặc biệt sử dụng nhiều nhóm thực phẩm này bởi chúng giúp vết loét nhanh lành.

Những thực phẩm cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất do tiêu hóa và hấp thu kém khi bị đau dạ dày: Các loại hoa quả màu đỏ, rau củ có màu xanh đậm, ngũ cốc… là những thực phẩm giàu vitamin A, B, D, magiê, sắt, kẽm. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng này rất cần thiết đối với người bệnh đau dạ dày mạn tính, nhằm cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin do hấp thụ và tiêu hóa kém.

55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

55 món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

Để không còn phải đau đầu cho việc lựa chọn thực phẩm, bài viết sau đây sẽ giúp bạn lên “thực đơn trọn đời” với 55 món ăn tốt nhất cho người bệnh theo chuyên gia đánh giá:

  1. Lươn nấu
  2. Cháo hạt sen
  3. Cháo yến mạch
  4. Cháo đậu đỏ
  5. Cháo đậu xanh
  6. Cháo bí đỏ
  7. Cháo chim cút
  8. Cháo cá chép
  9. Gà ác hầm
  10. Khoai sọ ninh
  11. Canh thịt băm
  12. Canh đuôi heo
  13. Canh khoai hầm nhừ
  14. Canh ngao
  15. Canh củ sen
  16. Dạ dày lợn nấu đậu tương
  17. Sườn nấu đu đủ
  18. Canh rau củ quả
  19. Canh cua rau đay
  20. Thịt bò xào/ Thịt bò hầm
  21. Súp khoai tây thịt
  22. Súp gà
  23. Gà nướng sả
  24. Chả cá
  25. Cá chép hấp
  26. Cá kho tộ
  27. Bị đau dạ dày nên ăn gì nhiều tinh bột như: bánh mì, khoai lang, xôi, cơm,…
  28. Rau muống xào tỏi
  29. Bắp cải luộc
  30. Rau cải nấu
  31. Đậu cô ve luộc
  32. Bắp cải nấu tôm
  33. Đậu sốt thịt
  34. Đậu phụ luộc
  35. Trứng rán
  36. Trứng vịt lộn
  37. Trứng ngải cứu chiên
  38. Thịt luộc
  39. Tôm rang
  40. Mì xào bò
  41. Chè bột sắn
  42. Nộm đu đủ
  43. Bánh ngọt
  44. Bánh cuốn
  45. Bánh ướt nướng thịt
  46. Gỏi cuốn
  47. Sữa chua
  48. Quả bơ
  49. Trà thảo dược
  50. Nước ép cà rốt
  51. Nước ép táo
  52. Nước dừa
  53. Sinh tố bơ
  54. Chuối
  55. Cam, quýt chua nhẹ

Bữa sáng cho người đau dạ dày

Vì sao bữa sáng vô cùng quan trọng đối với người bị đau dạ dày?

Sau một đêm dài, các cơ quan trong hệ tiêu hóa và dạ dày đã hoạt động, co bóp liên tục để lượng thức ăn có trong dạ dày được tiêu hóa hết. Sau quá trình này, dạ dày hoàn toàn trống rỗng và không có thức ăn. Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày và là bữa ăn chính giúp cung cấp năng lượng cần thiết. Từ đó giúp cơ thể khỏe và bắt đầu khởi động trong ngày mới. Tầm quan trọng của bữa ăn sáng là giống nhau đối với tất cả mọi người, trong đó có cả những người đang mắc chứng đau dạ dày.

Chúng ta thường có cảm giác đói vào mỗi bữa sáng. Cảm giác này xuất hiện là do năng lượng được nạp vào buổi tối hôm trước đã tiêu hao hết. Khi đó, để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa thức ăn, dạ dày sẽ tiết dịch vị. Vì thế, những người bị đau dạ dày nếu ăn đủ bữa sáng sẽ phòng tránh được tình trạng dư thừa axit dịch vị. Trong trường hợp bỏ bữa sáng, lượng dịch vị được tiết ra sẽ trữ lại trong dạ dày do không được sử dụng.

Các vết viêm loét đã có sẵn ở những người bị đau dạ dày. Vì thế khi trong dạ dày chỉ có dịch vị, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu vào mỗi buổi sáng. Trong trường hợp tình trạng bỏ bữa sáng vẫn tiếp diễn, vết viêm loét sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Trường hợp nặng có thể hình thành những vết loét sâu và gây thủng dạ dày.

Bữa sáng cho người đau dạ dày

  • Cháo
  • Món canh
  • Sữa tươi và những món ăn nhẹ
  • Bánh mì và trứng
  • Thực phẩm giàu tinh bột
  • Món súp
  • Sữa chua và một số thực phẩm giàu probiotic khác
  • Rau củ quả có ít chất xơ

Gợi ý thực đơn ăn uống vào buổi sáng cho người bị đau dạ dày

Gợi ý thực đơn ăn uống vào buổi sáng cho người bị đau dạ dày

Thực đơn 1

  • Một tô cháo thịt bằm đã nấu nhừ
  • Một ly nước trái cây
  • Một hũ sữa chua.

Thực đơn 2

  • Một miếng bánh mì có chứa thịt nạc và rau
  • Một quả chuối
  • Một ly sữa tươi (200ml).

Thực đơn 3

  • Một tô cháo cá thu
  • Một hũ sữa chua
  • Một ly nước ép trái cây.

Thực đơn 4

  • Một tô súp thịt nạc
  • Một quả táo
  • Một ly nước ép trái cây

Thực đơn 5

  • Một tô súp bí đao
  • Một hũ sữa chua không đường
  • Một nắm nhỏ cherry tươi.

Thực đơn 6

  • Một tô ngũ cốc dinh dưỡng
  • Một ly sữa tươi
  • Một chùm nho nhỏ.

Thực đơn 7

  • Một tô cháo bí đỏ thịt bằm
  • Một ly nước hoa quả
  • Một đĩa đu đủ nhỏ.

Thực đơn hàng ngày cho người đau dạ dày

Thực đơn 1

  • Bữa sáng: Một chiếc bánh mì + một ly sữa tươi có đường.
  • Bữa trưa: Cơm nấu mềm, tránh ăn cơm khô + Thịt heo và trứng luộc + Rau cải xào.
  • Bữa chiều: Ăn một chút trái cây tốt cho dạ dày tùy theo sở thích như hồng xiêm, thanh long, đu đủ chín.
  • Bữa tối: Cơm nấu mềm + Thịt bò kho nhừ + Tôm rang bóc bỏ + Canh rau.

Thực đơn 2

  • Bữa sáng: Phở thịt bằm.
  • Bữa trưa: Cơm nấu mềm + Đậu phụ sốt cà chua + Cá quả hấp + Rau luộc.
  • Bữa chiều: Ăn dưa hấu hoặc mãng cầu.
  • Bữa tối: Cơm nấu mềm + thịt gà rang gừng + Canh bí đỏ hầm xương.

Thực đơn 3

  • Bữa sáng: Cháo gà + một ly sữa tươi khoảng 200ml.
  • Bữa trưa: Cơm nấu mềm + Thịt heo sốt cà chua + Trứng chiên + Bí luộc.
  • Bữa chiều: Thanh long, dưa hấu hoặc trái bơ.
  • Bữa tối: Cá kho + canh khoai tây cà rốt hầm xương + Bông cải xanh luộc.

Thực đơn 4

  • Bữa sáng: Cháo đậu xanh nấu thịt bằm hoặc tôm bóc vỏ.
  • Bữa trưa: Cơm nấu mềm + Gà nấu nấm + Rau luộc.
  • Bữa chiều: Một ly chè đậu đen.
  • Bữa tối: Cơm nấu mềm + Tôm hấp + Mồng tơi xào.

Thực đơn 5

  • Bữa sáng: Một bát soup hải sản.
  • Bữa trưa: Cơm nấu mềm + Sườn hầm khoai tây cà rốt + Rau ngót xào.
  • Bữa chiều: Khoai sọ hấp chấm đường.
  • Bữa tối: Cơm nấu mềm + Thịt bò hầm nhừ + Canh rau mồng tơi.

Thực đơn 6

  • Bữa sáng: Bánh mì trứng ốp + Một ly sữa tươi không đường.
  • Bữa trưa: Cơm nấu mềm + Đậu phụ luộc + Khoai tây hầm thịt băm và cà rốt + Bí đao luộc.
  • Bữa chiều: Một chút bánh mềm hoặc một ly chè tùy sở thích.
  • Bữa tối: Cơm nấu mềm + Trứng gà hấp thịt băm + Bông cải xanh luộc.

Thực đơn 7

  • Bữa sáng: Cháo hạt sen + khoai tây cà rốt.
  • Bữa trưa: Cơm nấu mềm + Thịt kho tàu cùng trứng gà + Rau luộc.
  • Bữa chiều: Khoai hoặc sắn luộc.
  • Bữa tối: Cơm nấu mềm + Đậu phụ chiên tẩm mắm hành + Gà hấp lá chanh + Canh bí xanh.

Giờ ăn tốt nhất được khuyên dành cho người bệnh là:

  • Bữa sáng: Ăn lúc 7h sáng.
  • Bữa trưa: Ăn lúc 11h trưa.
  • Bữa chiều: ăn tầm từ 14h – 15h chiều.
  • Bữa tối: Ăn lúc 18 – 19h.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *