LUMBARGARDE – Trị đau thắt lưng và thần kinh tọa – Dược Thảo Toàn Chân Chai số 2
Chuyên giúp cơ thể đối phó với sự đau lưng kinh niên như đau thắt lưng (L3, L4, L5), vì sụp đĩa đệm, vì gai xương sống và đặc biệt cho đau thần kinh tọa sciatica.
Dược Thảo Toàn Chân chai số 2, LUMBARGARDE, nuôi dưỡng lại vùng bị đau, tăng lưu thông khí huyết và phục hồi lại sự co giãn cho cơ bắp. Nếu không được quan tâm đúng cách, cơn đau sẽ tăng lên và lan tỏa xuống tận bàn chân. Đôi khi cơ đùi và cơ bắp chối cũng bị teo dần gây ra suy nhược chân và dẫn đến đau đớn trong việc đi đứng hàng ngày.
Dược Thảo Toàn Chân Chai số 2 sẽ mang lại hiệu quả nhanh và lâu dài cho chúng ta. Quý vị cũng an tâm vì thuốc không có những phản ứng phụ như thuốc giảm đau painkillers. Hoàn toàn được bào chế từ dược thảo thiên nhiên.
Dược Thảo Toàn Chân Chai số 2 do Đông y sĩ Nguyễn Thanh Toàn với nhiều năm kinh nghiệm đảm trách. Công ty Dược Thảo Toàn Chân, toạ lạc tại thành phố San Jose, Bang California, Hoa Kỳ. Đông y sĩ Nguyễn Thanh Toàn có hơn 30 năm hành nghề Đông y tại Hoa Kỳ, Qua thời gian thương hiệu dược thảo Toàn Chân đã chiếm được lòng tin khách hàng về chất lượng và hiện nay sản phẩm phân phối rộng rãi tại Hoa Kỳ, Úc Châu, Á Châu và Việt Nam.
LUMBARGARDE #2 – Dược Thảo Toàn Chân số 2
1. Thành phần
Thành phần chính: Licorice (Cam Thảo), Peony (Bạch Thược), Bupleurum (Sài Hồ), Cinnamomi Cassiae (Nhục Quế), Poria Cocos (Phục Linh)….
2. Công dụng
- Đau thắt lưng
- Đau thần kinh tọa.
- Tăng lưu thông khí huyết và phục hồi lại sự co giãn cho cơ bắp.
- Giúp phục hồi nhanh và an toàn vùng thắt lưng.
3. Cách dùng
- Dùng ngày 3 lần mỗi lần 3 viên, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ.
- Hoặc dùng theo chỉ định của Thầy thuốc, Bác sĩ.
- Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, hỏi ý kiến Thầy thuốc trước khi dùng.
4. Quy cách đóng gói
Viên nang, 100 viên/1 chai.
Sản xuất bởi: HERBAL FX – MADE IN USA
5. Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.
Nhà sản xuất: Dược Thảo Toàn Chân – USA
Sản Phẩm do Đông y sĩ Nguyễn Thanh Toàn với nhiều năm kinh nghiệm đảm trách. Sản xuất tại USA, trong phân xưởng được kiểm soát bởi Cục Quản Lý Dược Phẩm Hoa Kỳ (U.S. Drug Enforcement Administration)
GIẤY CHỨNG NHẬN
TẠO NIỀM VUI CHO TUỔI TRẺ
GIÚP SỨC KHỎE CHO NGƯỜI GIÀ
ĐÓ LÀ ” DƯỢC THẢO TOÀN CHÂN “
” DƯỢC THẢO TOÀN CHÂN” Sản xuất tại HERBAL FX – MADE IN USA
trong phân xưởng được kiểm soát bởi Cục Quản Lý Dược Phẩm Hoa Kỳ (U.S. Drug Enforcement Administration)
Tư vấn miễn phí và đặt hàng tại Việt Nam: 0935.794.115 Ms Hiền
Trực tiếp từ ĐYS Nguyễn Thanh Toàn: 001-408-528-9297 (Tại VN gọi từ 1:00 đến 9:30 sáng)
Đau thắc lưng và thần kinh tọa
Cấu tạo của lưng bao gồm các cấu trúc phức tạp gồm: cơ, dây chằng, gân, đĩa đệm và xương sống, hoạt động cùng nhau để hỗ trợ cơ thể và cho phép chúng ta di chuyển cuối gập… Các đoạn của cột sống được lót bằng các miếng đệm giống như sụn gọi là đĩa đệm. Nếu xuất hiện bất kỳ vấn đề nào với các thành phần trong số này có thể dẫn đến đau thắc lưng. Ngoài ra đau thắc lưng cũng có thể do 1 số bệnh lý khác gây ra như: bệnh về đường tiết niệu, thận, bàng quang, sinh dục, các khối u trong ổ bụng…
Dây thần kinh tọa còn gọi là dây thần kinh hông to là dây thần kinh dài nhất cơ thể đi từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Có 2 dây thần kinh tọa trái phải để điều khiển từng bên tương ứng. Thần kinh tọa có ba chức năng chính là: chi phối ,cảm giác vận động dinh dưỡng, góp phần nuôi dưỡng các phần mà nó đi qua.
Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.
1. Nguyên nhân gây đau thắt lưng
- Căng cơ hoặc dây chằng
- Co thắt cơ bắp
- Đĩa sụn bị sụp (hỏng)
- Chấn thương, gãy xương sống hoặc ngã
- Thoái hóa đốt sống lưng, gai đốt sống lưng, rễ dây thần kinh
2. Nguyên nhân gây thần kinh tọa
- Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hay gặp nhất: đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh.
- Các nguyên nhân khác bao gồm: chấn thương, viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u), bất thường cột sống thắt lưng cùng…
- Hiếm gặp hơn nữa là dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu, chấn thương, mang thai.
3. Biến chứng của bệnh đau thắc lưng & thần kinh tọa
- Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ rất dễ chuyển thành mãn tính, khó có phương pháp phục hồi hoàn toàn, người bệnh sẽ chịu sự đau đớn kéo dài, dễ tái phát, gây khó chịu bất tiện trong sinh hoạt và lao động hàng ngày.
- Đồng thời ảnh hưởng đến sự vận động, đặc biệt là các động tác cúi, ngửa người, nghiêng người hoặc xoay người, có thể dẫn đến gù lưng, vẹo cột sống, teo cơ đùi, mông, cẳng chân, liệt chân và mất sức lao động. Nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn cơ vòng (cơ tròn): giảm hoặc mất chức năng cơ vòng đường ruột và bàng quang gây bí tiểu tiện, hoặc đại tiểu tiện không tự chủ.
4. Đối tượng nguy cơ bệnh đau thắc lưng & thần kinh tọa
- Tuổi tác: Những thay đổi liên quan đến tuổi ở cột sống, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, là nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa.
- Béo phì: Bằng cách tăng căng thẳng cho cột sống, trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần vào những thay đổi cột sống gây ra đau thần kinh tọa.
- Nghề nghiệp: Công việc phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe cơ giới trong thời gian dài có thể đóng vai trò trong bệnh đau thần kinh tọa, nhưng không có bằng chứng thuyết phục nào về liên kết này.
- Ngồi kéo dài: Những người ngồi trong thời gian dài hoặc có lối sống ít vận động có nhiều khả năng mắc bệnh đau thần kinh tọa hơn những người năng động.
- Bệnh đái tháo đường: Làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.
5. Phòng ngừa bệnh đau thắc lưng & thần kinh tọa
- Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, không quá sức để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, bóng rỗ, cầu lông…
- Duy trì tư thế thích hợp ngồi: chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Cân nhắc đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng để duy trì đường cong bình thường của nó.
- Sử dụng cơ thể tốt: hạn chế sử dụng cột sống thắt lưng để làm việc như mang vác nặng. Sử dụng chi dưới để nâng vật nặng, giữ lưng thẳng và chỉ uốn cong ở đầu gối. Tránh nâng và vặn thắt lưng đồng thời.